Chữ “nhẫn” có luôn được đặt hàng đầu trong nghề Y?

Chữ “nhẫn” có luôn được đặt hàng đầu trong nghề Y?

Nghề Y tồn tại nhiều vấn đề cần người làm nghề phải luôn tận tâm, nghiêm túc khi làm việc, bên cạnh đó cũng đòi hỏi bác sĩ phải “nhẫn” trong công việc.

Chữ “nhẫn” có luôn được đặt hàng đầu trong nghề Y?

Học ngành y luôn cần sự nhẫn nại

Ngành Y có vai trò quan trọng và không thể thiếu trong quá trình khám và chữa bệnh cho con người. Chỉ một lỗi hay sai lầm dù nhỏ cũng sẽ để lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng đối với tính mạng của người bệnh. Thế nên thời gian học tập ngành y kéo dài nhất đối với các ngành học khác. Sinh viên ngành Y phải luôn chăm chỉ và kiên trì trong việc học để có thể tiếp thu được những kiến thức chuyên ngành bổ ích và cần thiết nhất để có thể làm tốt công việc của mình trong tương lai. Thời gian ít nhất 6 năm để sinh viên ngành y rèn luyện và trau dồi. Vượt qua những áp lực, sức khỏe bị ảnh hưởng, nhất là trong những mùa thi đến.

Bác sĩ Phương Thảo đang tham gia giảng dạy hệ Cao đẳng Xét nghiệm TPHCM chia sẻ: Để đạt được thành công trong nghề Y luôn không thiếu những giọt nước mắt, giọt nước mắt vì những ngày khổ cực, giọt nước mắt vì đã đạt được mục đích, thành công trong công việc, sau những ngày tháng đã trải qua, có nhiều bạn thậm chí đã bỏ học giữa chừng vì không chịu được những áp lực trong việc học. Không chỉ thời gian học trên giảng đường, sinh viên ngành y còn phải thường xuyên thực tập tại bệnh viện hàng đêm, chăm sóc và theo dõi tình hình bệnh nhân, động viên,an ủi bệnh nhân vượt qua bệnh tật…trong khi bản thân mình cũng rất mệt mỏi. Người làm nghề y phải luôn nhẫn nhịn để có thể làm tốt nhiệm vụ của mình.

Phải học cách chịu đựng trong nghề y

Phải học cách chịu đựng trong nghề y

Để làm tốt vai trò người cán bộ, nhân viên trong ngành y, trước tiên bạn cần học cách bình tĩnh trong mọi việc, nhẫn nhịn đối với những trường hợp bệnh nhân không khống chế được tình cảm của mình. Khối lượng công việc hàng ngày luôn xếp hàng chờ đợi người bác sĩ, nhất là trong môi trường bệnh viện với nhiều người luôn trong tình trạng căng thẳng, tập trung cao độ. Điều dưỡng viên Hạ Lan đang theo học Văn bằng 2 Cao đẳng Dược TPHCM chia sẻ: Phải luôn nhẫn nhịn và chịu đựng bởi đặc trưng công việc là như thế. Với sự rắc rối ở bệnh viện, nhiều người chen lấn để khám bệnh, mình phải luôn tỉnh táo và nhẫn nhịn để có thể ổn định và làm tăng thêm sự bất ổn định.

Bệnh nhân nào cũng mong muốn mình được khám bệnh trước nên thường chen lấn, xô đẩy để xem đến lượt mình, hoặc đơn giản là giành nhau chỗ ngồi đợi, tạo nên môi trường bệnh viện luôn trong tình trạng mất ổn định. Rất nhiều hoàn cảnh của bệnh nhân đều được diễn ra trong bệnh viện, cần sự bình tĩnh của người cán bộ, nhân viên để ổn định lại trật tự, ảnh hưởng đến việc chũa bệnh của bác sĩ. Người nhân viên y tế buộc phải nhẫn nhịn va giảng giải cho bệnh nhân hiểu chứ không được cãi lại hay lớn tiếng với người bệnh, vi phạm đạo đức nghề nghiệp. Xã hội cần hiểu và thông cảm hơn đối với người làm nghề y, phải tìm hiểu rõ về những thông tin để không phải ném đá cũng như tung hô quá đà người làm nghề.

Nguồn: caodangyduochcm.edu.vn

 

Nhận xét

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TP Hồ Chí Minh

Cơ sở Quận Bình Tân: 913/3 Quốc lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân, TPHCM. Điện thoại: 0788.913.913 - 0886.355.355

Cơ sở Bình Thạnh: 37/3 Ngô Tất Tố, phường 21, quận Bình Thạnh, TPHCM. Tư vấn: 028.6295.6295 - 09.6295.6295

SHARE