Góc nhìn về nghề Y Dược qua tâm sự của bác sĩ

Góc nhìn về nghề Y Dược qua tâm sự của bác sĩ

Người bác sĩ với hơn 30 năm gắn bó với nghề, trải qua tuổi thanh xuân tươi đẹp của đời người bên giường bệnh với nhiều giây phút cảm xúc vui buồn để lại.

Bác sĩ tâm sự về nghề Y

Những kinh nghiệm của người bác sĩ được đúc kết từ những khoảnh khắc với gắn bó với giường bệnh, niềm vui sẻ chia cùng đồng nghiệp hay những phút nghẹn ngào khi có bệnh nhân không vượt qua khỏi bệnh tật, thanh xuân của người bác sĩ với nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau.

Chặng đường cũ kết thúc – con đường mới lại bắt đầu

Khoảng thời gian thời sinh viên trên giảng đường có lẽ là khoảnh khắc đẹp nhất trong cuộc đời mỗi người, nơi đó ta được sống hết mình vì tuổi trẻ, nỗ lực  bừng cháy những đam mê, để rồi đến khi chia ly, có ai không nghẹn ngào, tiếc nuối. Đối với sinh viên ngành Y, họ đã dành cả tuổi trẻ tươi đẹp cho những bài nghiên cứu, những buổi thực hành, những giờ hội thảo học tập thêm…đó là niềm vui khi họ đã đặt bước chân đến gần một bước hơn với mơ ước, sự khao khát cống hiến sức mình vì sự nghiệp cứu người, giúp đời.

Hơn 30 năm gắn bó với nghề, người bác sĩ với những tâm sự trải lòng về thời gian đã qua, nhanh không nhanh nhưng cũng không chậm, nó đủ để tạo nên kỷ niệm khó phai mờ trong lòng mối người. Trở thành một người bác sĩ thực sự và bắt đầu thực hiện nhiệm vụ của mình là chặng đường mới tôi đã đi sau khi kết thúc chặng đường cũ trên giảng đường. Không chỉ riêng tôi mà có lẽ ở đâu đó vẫn có nhiều người trải qua nhiều cảm xúc gắn bó cùng nghề, niềm vui được khoác lên người chiếc áo blouse thực sự cho người bác sĩ, những ngọt ngào cũng cả giây phút đắng cay, thành công nhưng cũng có thất bại, để rồi giờ đây khi đã gần đến thời khắc chuẩn bị nghỉ hưu, rời khỏi đam mê của mình tôi lại bùi ngùi xúc động.

Bác sĩ luôn gắn bó mật thiết với bệnh viện

Sứ mệnh chữa bệnh cứu người nhưng con người không ai hoàn hảo, sẽ có những lúc gặp sai sót khó thể tránh khỏi. Tôi từng nghe một bác sĩ hiện đang làm giảng viên tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tâm sự về chặng đường mà anh ấy đã trải qua. Và chắc có lẽ đó là những tâm sự chung, nỗi niềm của mỗi một người bác sĩ.

Ngoài kỹ năng chuyên môn phải tốt có yếu tố quan trọng không thể thiếu đóng góp để trở thành người bác sĩ giỏi chính là lòng yêu người, yêu nghề, cái “tâm” của họ. Tuy có những lúc khó tránh khỏi sai lầm hay những tai nạn nghề nghiệp không ai muốn. Những sai lầm đã mắc phải không thể là thước đo đánh giá một người bác sĩ, quan trọng là họ biết sửa sai và đi lên từ những chỗ sai đó và đạt những thành tựu khác trong sự nghiệp.

Những khó khăn chỉ người trong nghề mới hiểu

Con đường người bác sĩ đã đi

Trở thành người bác sĩ thực sự chữa bệnh cứu người là mục đích chung của tất cả các bạn trẻ học ngành Y hay các chuyên ngành khác của khối ngành Y Dược, có những bạn đã dừng bước và từ bỏ vì không chịu nổi áp lực hay không theo kịp chương trình dày đặc ngành Y, phải thực sự có niềm đam mê, kiên trì tiếp tục mới có thể chạm bước cuối cùng với nghề bác sĩ nhân dân cứu người.

Mang trên người sứ mệnh cứu người thiêng liêng, là niềm tự hào trong cuộc đời mỗi người bác sĩ. Tuy nhiên, sai sót là khó tránh khỏi, bạn phải biết hạn chế những sai phạm và phát huy mặt tốt, thế mạnh của mình. Cứu được nhiều người không nhận được lời tuyên dương nhưng một khi bạn thất bại một ca phẫu thuật sẽ là đề tài bàn luận và lên án của xã hội, nghề bác sĩ ngày nay cũng có nhiều bất công và sự nhìn nhận, công hiến của họ cho xã hội.

Áp lực đến từ nhiều phía gây sức ép cho người bác sĩ: từ bệnh nhân, cơ quan, chính quyền, dư luận xã hội…những khó khăn vô hình và cả hữu hình ấy đè nặng và người bác sĩ luôn đối mặt, vượt qua, gắn bó với nghề trong thời gian lâu dài, đến gần điểm đích “nghỉ hưu” rất đáng trân trọng.

Tôi có niềm nhắn nhủ đến tất cả các bạn trẻ đã đang và sẽ trở thành người bác sĩ trong tương lai, phải thật thận trọng trong mọi hành động, bởi nó liên quan đến tính mạng con người, sự sống của họ không phải là vật “thí nghiệm” cho những sai lầm của bạn, hãy tiếp nối thế hệ đàn anh đi trước nối bước tiếp theo để trở thành người bác sĩ “đủ đức, đủ tài”, là nơi tin cậy cho mọi người khi gặp những bất trắc trong cuộc sống.

Nguồn: caodangyduochcm.edu.vn

 

Nhận xét

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TP Hồ Chí Minh

Cơ sở Quận Bình Tân: 913/3 Quốc lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân, TPHCM. Điện thoại: 0788.913.913 - 0886.355.355

Cơ sở Bình Thạnh: 37/3 Ngô Tất Tố, phường 21, quận Bình Thạnh, TPHCM. Tư vấn: 028.6295.6295 - 09.6295.6295

SHARE