Người bác sĩ luôn mong mỏi nhận được sự cảm thông từ...

Người bác sĩ luôn mong mỏi nhận được sự cảm thông từ xã hội

Chất lượng cuộc sống của bác sĩ  không được đảm bảo trong khi mọi người luôn đòi hỏi ở họ sự chu toàn,  bác sĩ luôn đối mặt với áp lực công việc căng thẳng.

Bác sĩ mong nhận sự cảm thông từ xã hội

Những cuộc bạo hành lúc giữa đêm

Trải qua khoảng thời gian áp lực cùng kiên trì học tập, tốt nghiệp bác sĩ đa khoa bạn đã phải mất ít nhất 6 năm “đèn sách”, thời gian đều dành hết cho học tập, thi cử rồi lại thực tập tại bệnh viện. Muốn được làm bác sĩ chính thức bạn phải mất thêm thời gian khoảng 2 – 3 năm học tập và thực tập nữa mới có thể chạm đến ước mơ của mình. Hành trình học tập và nghiên cứu gian nan và dài dẳng mà chỉ có người trong cuộc mới có thể hiểu và cảm nhận được và rõ nét nhất.

Việc học đã khó khăn là thế nhưng đến khi làm việc trong nghề y bạn mới có biết “đi làm còn khổ hơn nhiều”. Bạn Cẩm Tiên – sinh viên năm cuối Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM đang thực tập trong bệnh viện bộc bạch trong nghẹn ngào: Trong bệnh viện nhiều loại bệnh cũng nhiều loại người, những người dễ chịu thì không sao nhưng có nhiều người tính khí rất tệ, họ muốn làm gì thì làm, tự cho mình cái quyền “thượng đế” và sai bảo cán bộ ngành y làm theo ý của mình, nếu không được làm theo thì lại nổi giận, chửi bới, thậm chí là đánh đập người ở bên cạnh gần nhất. Có bạn cùng thực tập chung với mình đã bị đánh chỉ vì không ưu tiên cho con của một người phụ nữ kia khám bệnh trước. Còn có hôm vào đêm khuya lúc mình đang trực ban lại chứng kiến những nam thanh niên hung hăng xông vào phòng cấp cứu để chém giết người, cảnh tượng hoảng sợ ấy khiến mọi người ai nấy đều kinh hoàng và lo sợ họ sẽ quay lại và trả thù nữa, có khi còn bị vạ lây.

Đi làm luôn khổ hơn đi học

Đi làm luôn khổ hơn lúc đi học

Khi đi làm bạn sẽ trải nghiệm vô vàn những tình huống và hoàn cảnh mà lúc còn đi học không được cảm nhận. Cuộc sống không còn nhẹ nhàng và đơn giản như lúc bạn còn đi học, không phải cứ kiên trì chăm chỉ học tập thì sẽ được thành tựu, cuộc sống đi làm có nhiều vấn đề và khía cạnh khác mà bạn không thể kiểm soát và chi phối được tất cả. Công việc khó khăn áp lực, lại đối mặt với vô vàn những mối nguy hiểm khác nhau, nguy hiểm từ nguy cơ lây nhiễm các bệnh truyền nhiễm như ho lao, viêm gan…thậm chí căn bệnh thế kỷ HIV…Bệnh nhân đến cấp cứu thì người bác sĩ, cán bộ y tế phải tiếp nhận dù có ra sao, họ nào có quyền từ chối.

Công việc nhiều mệt nhọc vất vả thế nhưng lương bổng và đãi ngộ lại không hề được chi trả xứng đáng với công lao ấy, người bác sĩ mới tốt nghiệp ra trường phải chấp nhận mức lương thấp, phải đi làm thêm mới đủ để chi trả cho cuộc sống hàng ngày. Cuộc sống vẫn cứ diễn ra và không phải lúc nào cũng theo ý muốn của mình, nhiều điều bất công đối với người nghề y mà họ chỉ biết cách chấp nhận, để tồn tại với nghề, cũng không ít người đã từ bỏ và tìm nghề có nhiều thu nhập hơn, đó là chuyện thường tình. Thế nên, nghề y luôn rất cần những sự thấu hiểu và thông cảm từ phía mọi người trong xã hội, để họ có động lực có thể tiếp tục làm việc và cố gắng.

Nguồn: caodangyduochcm.edu.vn

 

Nhận xét

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TP Hồ Chí Minh

Cơ sở Quận Bình Tân: 913/3 Quốc lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân, TPHCM. Điện thoại: 0788.913.913 - 0886.355.355

Cơ sở Bình Thạnh: 37/3 Ngô Tất Tố, phường 21, quận Bình Thạnh, TPHCM. Tư vấn: 028.6295.6295 - 09.6295.6295

SHARE