Những khổ cực của riêng nghề bác sĩ chỉ có người trong...

Những khổ cực của riêng nghề bác sĩ chỉ có người trong cuộc mới thấu hiểu?

Có lẽ chỉ những người trong cuộc mới có thấu hiểu được rõ nét nhất những nỗi khổ cực, mệt nhọc của nghề y dược nói chung và nghề bác sĩ nói riêng.

Những khổ cực của riêng nghề bác sĩ chỉ có người trong cuộc mới thấu hiểu?

Nghề bác sĩ có nhiều nguy cơ nguy hiểm

Không nghề nghiệp hay công việc nào là nhàn hạ, rảnh rỗi mà vẫn nhận được đền đáp xứng đáng, nghề bác sĩ cũng như thế, công việc của người bác sĩ luôn trong tình trạng quá tải, số lượng bệnh nhân luôn rất nhiều, đang chờ đợi bác sĩ đến khám bệnh cho mình. Giờ nghỉ ngơi của bác sĩ là những lúc tranh thủ lúc bệnh nhân không có yêu cầu, tranh thủ ăn uống, sinh hoạt, bởi khi có bệnh nhân gọi họ phải có  mặt bất cứ lúc nào. Mỗi ngày tiếp xúc với hàng ngàn bệnh nhân với rất nhiều loại bệnh khác nhau. Nguy cơ nguy hiểm cũng đang hàng ngày “rình rập”.

Điều dưỡng viên Thanh Thúy đang tham gia học Văn bằng 2 Cao đẳng Xét nghiệm TPHCM chia sẻ: Người cán bộ ngành y tế phải luôn cẩn thận trong mọi việc, không được phép mắc sai lầm, bởi dù chỉ là lỗi nhỏ nhất cũng sẽ ảnh hưởng lớn đến tính mạng và sức khỏe của người bệnh. Chưa kể họ sẽ bị dư luận xã hội, truyền thông lên án gay gắt, làm mọi chuyện đi xa hơn. Tâm lý của người làm nghề cần phải luôn trong trạng thái cẩn thận trong mọi công việc, để tránh đến mức thấp nhất nếu sai sót có thể xảy ra.

Là ngành nghề bị xã hội rất quan tâm và theo dõi, một khi có sự cố không may xảy ra sẽ bị lên án rất gay gắt. Bởi họ là người thầy thuốc – người chịu trách nhiệm cho sức khỏe và tính mạng của con người, được xã hội tôn trọng. Tuy nhiên, khi có sự cố xảy ra thì họ lại là người có phản ứng lớn nhất, bởi “hy vọng càng nhiều thì thất vọng càng lớn” nếu lỗi gây ra là của người bác sĩ. Như thế, vô hình chung mọi người lại tạo một áp lực lớn đặt lên đôi vai của người bác sĩ, rất nặng nề.

Nghề bác sĩ luôn chịu nhiều khổ cực

Nghề bác sĩ luôn tồn tại những khổ nhọc

Bạn đừng mong tìm kiếm sự nhàn hạ, nhẹ nhàng khi đã làm nghề bác sĩ, không như những ngành nghề khác có phần nhẹ nhàng khi làm việc, ngành y luôn trong trạng thái “căng thẳng”, bởi số lượng bệnh nhân luôn rất nhiều, tham gia vào công tác khám và chữa bệnh. Người bác sĩ phải “chạy” nhưng vẫn luôn không hết việc. Chưa kể nhiều bệnh nhân có những đòi hỏi và yêu cầu liên tục, còn không chịu phối hợp với công việc của bác sĩ khi khám bệnh. Thế nên, bạn đừng mong rằng đã làm nghề bác sĩ sẽ được rảnh rỗi nhiều, công việc nhàn hạ, nhẹ nhàng.

Bác sĩ Thùy Ân đang giảng dạy tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tâm sự: Không chỉ những người bác sĩ mà công việc của những nhân viên ngành y tế cũng luôn vất vả, hỗ trợ đắc lực cho công việc của bác sĩ, nhiều lúc công việc bận rộn lại bỏ qua giờ ăn cơm, ăn uống không đúng bữa…là chuyện thường ở ngành y. Bên cạnh đó, nguy cơ nguy hiểm từ việc nhiễm một số bệnh từ công việc, từ những bệnh nhân mắc bệnh truyền nhiễm, bệnh dịch hay đặc biệt là căn bệnh thế kỷ nguy hiểm HIV/AIDS. Áp lực trong công việc của người ngành y luôn cao, liệu họ có thể nhàn hạ?

Xã hội cần nên có cái nhìn cảm thông đối với nghề Y, bởi người làm nghề đã luôn vất vả, cống hiến vì nghề, vì sự nghiệp cứu người thiêng liêng. Cũng cần nên tìm hiểu rõ ràng nguyên nhân khi có sự cố không may xảy ra rồi hãy bình phẩm hay lên án, đừng chỉ vì một vấn đề sai sót nhỏ mà phủ nhận tất cả những công sức, đóng góp của người ngành y cống hiến vì nghề.

Nguồn: caodangyduochcm.edu.vn

Nhận xét

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TP Hồ Chí Minh

Cơ sở Quận Bình Tân: 913/3 Quốc lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân, TPHCM. Điện thoại: 0788.913.913 - 0886.355.355

Cơ sở Bình Thạnh: 37/3 Ngô Tất Tố, phường 21, quận Bình Thạnh, TPHCM. Tư vấn: 028.6295.6295 - 09.6295.6295

SHARE