Những nỗi niềm thầm kín của bác sĩ sản khoa mà ít...

Những nỗi niềm thầm kín của bác sĩ sản khoa mà ít ai biết

Bác sĩ làm việc ở khoa sản có nhiều nỗi niềm thầm kín đối với nghề mà khó có thể nói, lại thường bị mang tiếng oan “nói không thành có” là tư lợi riêng.

Những nỗi niềm thầm kín của bác sĩ sản khoa mà ít ai biết

Công việc của người bác sĩ khoa sản có khổ cực?

“Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng

Gian khổ biết dành phần ai”

Công việc bên Sản khoa thường ít được lựa chọn bởi công việc luôn nặng nề, vất vả lại chịu đựng những cảnh máu me, “mùi tanh” của sản phụ. Bởi đa phần sinh viên khi lựa chọn chuyên ngành, rất ít có sự lựa chọn đối với sản khoa, bởi họ “ngại” những vấn đề tế nhị thường gặp trong khoa sản, hoặc đơn giản họ né tránh những công việc nặng nhọc đặc trưng của khoa sản, trong quá trình phục vụ bà mẹ và trẻ em.

Người ta cho rằng những bác sĩ khoa sản tuy công việc vất vả nhưng lại rất giàu có. Một phần cũng đúng, bởi một số bác sĩ sản khoa tư lợi, vì lợi ích cá nhân mà có nhận “bồi dưỡng” của người nhà sản phụ, cũng có nhiều bác sĩ có kinh nghiệm tự mở phòng khám riêng và kiếm được rất nhiều tiền, bởi con người hiện đại ngày nay có chất lượng cuộc sống được đảm bảo và có nhiều mối quan tâm đến thế hệ tương lai hơn.

Nữ Hộ sinh Kim Nhi tốt nghiệp từ Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ: Làm bác sĩ khoa sản không phải sung sướng như mọi người thường hay nghĩ, phải thường xuyên theo dõi tình hình của sản phụ, đề phòng những biến chứng có thể xảy ra, còn phải chăm sóc sức khỏe sau sinh cho người mẹ và cho trẻ sơ sinh. Nhiều bệnh nhân với tâm lý “biếu quà” để được chăm sóc kỹ lưỡng hơn, tận tình hơn. Nhưng đâu phải bác sĩ hay điều dưỡng nào cũng nhận? Thế nhưng xã hội thường quan niệm làm bác sĩ khoa sản đều nhanh trở nên giàu có. Điều này có đúng so với thực tế?

Công việc của bác sĩ khoa sản có khổ cực?

Bác sĩ khoa sản có phải luôn nhận tiền từ bệnh nhân?

Điều dưỡng viên Ngân Anh đang học Văn bằng 2 Cao đẳng Xét nghiệm TPHCM chia sẻ: Người bác sĩ dù làm ở bất kỳ khoa, ngành nào cũng có “người này người kia”, đối với sản khoa cũng thế, khi có bệnh nhân gửi “phong bì” bồi dưỡng, cũng có người nhận, cũng có người không. Nhưng sẽ chẳng có người bác sĩ, người nhân viên y tế nào chủ động “vòi tiền” trước của người nhà bệnh nhân, bởi khi sản phụ chưa vào phòng sinh thì chưa biết trước được việc gì sẽ xảy ra, bởi người phụ nữ khi sinh con như “đi dạo một vòng ở Tử môn quan”, không ai có thể khẳng định ca sinh được diễn ra thuận lợi hay không thuận lợi, bác sĩ liệu có dám nhận phong bì khi chưa dám chắc? Có lẽ họ chỉ nhận khi sản phụ đã được an toàn sinh em bé chào đời. Người nhà bệnh nhân thường cảm ơn bác sĩ bằng nhiều cách, tặng quà hay phong bì…

Thực tế chỉ một bộ phận bác sĩ nhận phong bì của bệnh nhân, vì lợi ích cá nhân, vì muốn làm giàu cho mình, nhận tiền của người nhà sản phụ. Một khi như vậy, chỉ học mới có thể hiểu được hành động của mình có đúng hay không? Những điều tiếng mà họ tự mang về cho bản thân ra sao? Ngoài ra, mặt trái của việc bác sĩ nhận tiền từ bệnh nhân, một phần là bởi mức thu nhập không đủ để duy trì sinh hoạt hàng ngày, buộc họ phải suy nghĩ đến những cách cải thiện cuộc sống khác. Thế nhưng, người bác sĩ đừng dựa vào “cái cớ” như vậy để trục lợi, làm giàu cho bản thân.

Nguồn: caodangyduochcm.edu.vn

Nhận xét

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TP Hồ Chí Minh

Cơ sở Quận Bình Tân: 913/3 Quốc lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân, TPHCM. Điện thoại: 0788.913.913 - 0886.355.355

Cơ sở Bình Thạnh: 37/3 Ngô Tất Tố, phường 21, quận Bình Thạnh, TPHCM. Tư vấn: 028.6295.6295 - 09.6295.6295

SHARE