Nỗi khổ nghề Dược sĩ

Nỗi khổ nghề Dược sĩ

Nghề nào cũng đều có những nỗi vất vả riêng và những áp lực, khó khăn trong nghề Y Dược càng nặng hơn, những nỗi khổ mà chỉ có người trong cuộc mới có thể hiểu được.

Nghề Dược sĩ nhiều áp lực

Làm việc với nhiều áp lực

Nghề Dược thực hiện trọng trách chữa bệnh cứu người, mang nặng trong tay sức khỏe và tính mạng của người bệnh nên cần phải hết sức thận trọng trong mọi việc. Dược sĩ cần trang bị năng lực chuyên môn thật tốt đủ khả năng làm nghề và đặc biệt là tấm lòng yêu thương con người, xem tính mạng và sức khỏe của họ như tính mạng và sức khỏe của chính mình thì mới có thể đạt hiệu quả chữa bệnh tốt nhất, bởi nếu có một sai sót nào có thể gây nên hậu quả không mong muốn xảy ra. Vì thế, người Dược sĩ nói riêng và những người làm nghề Y nói chung phải hết sức cẩn thận trong mọi hành động để không xảy ra những sai lầm dù là nhỏ nhất.

Những tình huống phải đối mặt

Dược sĩ bán thuốc cũng là một hình thức kinh doanh, mà kinh doanh thì “khách hàng là thượng đế”, người Dược sĩ thường xuyên phải gặp những tình huống “khó đỡ” như người bệnh mua thuốc về đã bóc vỏ rồi nhưng lại đem trả, đổi lại vì lý do “chưa sử dụng”, hay có nhiều người sử dụng thuốc không đúng theo lời dặn đến khi xảy ra vấn đề thì lại đến đòi bồi thường…đòi hỏi người Dược sĩ ngoài kiến thức chuyên môn cần phải có khả năng ngoại giao tốt có thể giải quyết được những tình huống bất ngờ xảy ra.

Thanh tra y tế kiểm tra định kỳ

Nỗi sợ mang tên “thanh tra”

Những thanh tra y tế làm nhiệm vụ kiểm tra, rà soát lại thị trường thuốc định kỳ là nỗi sợ của người Dược sĩ, bởi vì dù không có sai phạm gì cũng bị kiểm tra, lật tung tất cả các tủ để “rà soát lại một lượt”, nếu ngăn cản thì sẽ bị gán tội “ ngăn cản người thi hành công vụ” và bị xử phạt, kinh doanh thuốc thường tiền lời chả được bao nhiêu, mà đâu phải lúc nào kinh doanh cũng thuận lợi, đôi khi còn tiếp trình dược viên có khi còn nhiều hơn khách hàng.

Phải làm việc liên tục, thường xuyên

Người Dược sĩ không có ngày nghỉ trong tuần, luôn phải làm việc liên tục, những ngày cuối tuần hay dịp lễ cũng ít có thời gian dành cho gia đình, bạn bè, thời gian để nghỉ ngơi hay ăn uống trong ngày cũng hạn chế bởi khách đến mua thuốc không theo một trật tự nào, đang ăn trưa mà có người đến cũng phải bỏ dở bữa cơm để đến thăm hỏi, tư vấn, hướng dẫn cho người bệnh.

Những người nữ Dược sĩ thường phải bỏ bê nhà cửa ít quét dọn, hay con cái than khóc đòi mẹ, suốt ngày chỉ có thể “cắm mặt” vào tủ thuốc chỉ với lòng yêu nghề và muốn duy trì công việc cứu người thiêng liêng. Đôi khi hạnh phúc gia đình cũng xảy ra mâu thuẫn khi người vợ, người mẹ không có nhiều thời gian dành cho gia đình, chồng con. Cũng ít có thời gian cho những buổi chiều hẹn hò đôi lứa, ăn uống, xem phim… Tuy nhiên lòng yêu người, yêu nghề, người Dược sĩ không ngần ngại hy sinh thời gian của bản thân, sinh hoạt không điều độ cùng những vất vả chỉ người trong cuộc mới có thể hiểu.

Mặc dù nghề nghiệp nhiều vất vả và nhiều nỗi sợ nhưng với lòng yêu nghề tha thiết, người Dược sĩ luôn tự hào vì mỗi ngày góp một phần nhỏ của mình vào sự nghiệp cứu người to lớn, vì bảo vệ sức khỏe mọi người, họ luôn nhiệt huyết trong công việc, dù vất vả như thế nào cũng không một lời phàn nàn.

Nguồn: caodangyduochcm.edu.vn

 

Nhận xét

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TP Hồ Chí Minh

Cơ sở Quận Bình Tân: 913/3 Quốc lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân, TPHCM. Điện thoại: 0788.913.913 - 0886.355.355

Cơ sở Bình Thạnh: 37/3 Ngô Tất Tố, phường 21, quận Bình Thạnh, TPHCM. Tư vấn: 028.6295.6295 - 09.6295.6295

SHARE