Bác sĩ tâm thần – một nghề “đặc biệt”

Bác sĩ tâm thần – một nghề “đặc biệt”

Làm một bác sĩ đã khó khăn nhưng bác sĩ tâm thần càng vất vả hơn gấp bội bởi đối tượng bệnh nhân “đặc biệt” cần họ phải có nhiều biện pháp và cách thức chữa trị khác nhau.

Bệnh nhân bị bệnh tâm trạng thất thường

Bị đánh là chuyện thường tình của bác sĩ tâm thần

Làm bác sĩ bình thường đối diện với nhiều loại bệnh, nhiều bệnh nhân khác nhau, người bệnh là những người có ý thức, kiểm soát được bản thân mình, ít có những việc ngoài ý muốn xảy ra. Nhưng bác sĩ tâm thần phải đối mặt với một loại bệnh, bệnh nhân họ đều mắc một loại bệnh giống nhau, đều không có năng lực hành vi nhân sự, họ không ý thức và kiểm soát được hành động của mình, tự ý hoạt động theo ý thích của mình, rất tùy hứng.

Bác sĩ những lúc đi khám bệnh cho người bệnh, cho bệnh nhân uống thuốc hay nhắc nhở thì cũng bị đánh, bởi bệnh nhân đâu có nhận ra ai, lúc bình thường, tỉnh táo thì không sao nhưng nếu lúc “lên cơn” thì bác sĩ luôn là người phải “chịu đòn” vô cớ. Đôi khi đang đi bình thường trên hành lang thì bất chợt có người chặn ngang và cho một bạt tai là chuyện thường tình có thể bắt gặp nhiều ở bệnh viện tâm thần.

Theo các bác sĩ ở bệnh viện tâm thần tâm sự: “ Làm nghề này phải học cách chịu đựng, hứng chịu những lúc bệnh nhân ngẫu hứng”, có khi điều dưỡng đang tiêm thuốc cho người bệnh cũng bị đánh vì lý do không đâu “ chích thuốc làm tôi đau”.

Làm bạn với người bệnh để thấu hiểu họ

Làm bạn với bệnh nhân

Nghề bác sĩ tâm thần vất vả đòi hỏi sự can đảm, tận tâm và cả những sự hy sinh. Mỗi bệnh nhân là mỗi tâm tư, suy nghĩ khác nhau, bác sĩ đôi khi phải tự mình hóa trang thành người bệnh, làm bạn nói chuyện để thấu hiểu, cảm thông và biết được những điều họ muốn nói. Công việc như vậy đã trở thành thói quen hằng ngày, phải học cách nói và giọng điệu cho giống nhau mới có thể nói chuyện được với người bệnh vì bệnh nhân “tôi không dễ bị lừa đâu nhé!”.

Chuyện bị “phơi nhiễm” cũng hay xảy ra với những bác sĩ công tác lâu năm, hằng ngày tiếp xúc nhiều với cách nói hay đôi lúc phải nói to bệnh nhân mới nghe nhưng khi về nhà họ theo thói quen cũng nói to với gia đình, có khi còn mắc bệnh nói dài dòng khó tránh khỏi. Các bác sĩ gọi đó là “điên ngẫu hứng”, bởi hay làm theo những hành động của người bệnh mà thành quen, có khi bình thường vô thức làm theo.
Vợ con gia đình những bác sĩ ấy đều thấy đã thành quen nhưng người ngoài lại xa lánh và cho rằng họ “không bình thường”, lâu dần cả bạn bè cũng ái ngại tiếp xúc.

Cách làm bạn với bệnh nhân của bác sĩ

Tuy nhiên, những người bác sĩ tâm thần cũng được an ủi khi thấy nhiều bệnh nhân đã hết bệnh và trở về với gia đình, nhiều bệnh nhân biết ơn và quay lại cảm ơn bác sĩ, đó là những niềm vui của nghề, nguồn động viên to lớn tiếp lửa cho những bác sĩ tận tâm với nghề hơn.

Nghề nào cũng có những câu chuyện riêng và những chuyện vui buồn mà bác sĩ với bệnh nhân của mình cùng nhau viết nên sẽ là những kỷ niệm khó quên trong đời mỗi người làm nghề đặc biệt này. Công việc tuy có nhiều vất vả, lắm hy sinh nhưng mỗi thế hệ bệnh nhân hết bệnh và được về với xã hội sẽ tiếp tục chắp cánh cho tình yêu nghề, sự đam mê “kỳ lạ” của người bác sĩ.

Nguồn: caodangyduochcm.edu.vn

 

Nhận xét

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TP Hồ Chí Minh

Cơ sở Quận Bình Tân: 913/3 Quốc lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân, TPHCM. Điện thoại: 0788.913.913 - 0886.355.355

Cơ sở Bình Thạnh: 37/3 Ngô Tất Tố, phường 21, quận Bình Thạnh, TPHCM. Tư vấn: 028.6295.6295 - 09.6295.6295

SHARE