Thủ tục hành chính gây khó khăn cho người bệnh BHYT

Thủ tục hành chính gây khó khăn cho người bệnh BHYT

Tình trạng thiếu thuốc Bảo hiểm Y tế đang diễn ra tại nhiều bệnh viện đang gây ảnh hưởng không nhỏ đến người bệnh, mà nguyên nhân chủ yếu là do thủ tục hành chính còn nhiều phức tạp.

Thủ tục hành chính gây khó khăn cho người bệnh BHYT

Thủ tục hành chính gây khó khăn cho người bệnh BHYT

Tình trạng thiếu thuốc bảo hiểm y tế (BHYT) đang diễn ra tại bệnh viện nhiều địa phương, thậm chí ở các bệnh viện lớn, bệnh viện hạng đặc biệt thời gian qua, gây ảnh hưởng không nhỏ đến nhu cầu điều trị của người bệnh.

Thiếu thuốc bảo hiểm Y tế

Bác sĩ Dương Trường Giang, giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, nhiều bệnh viện ở khu vực TP Hồ Chí Minh một tháng qua rơi vào khủng hoảng khi thiếu thuốc BHYT cấp cho bệnh nhân. Tại Bệnh viện quận Tân Phú, nhiều loại thuốc điều trị bệnh tim mạch, huyết áp, phì đại tiền liệt tuyến, thuốc giảm đau (Trimetazidine 35mg, Coversyl, Alsiful, Trimebutin)… bị thiếu.

Cũng tình trạng tương tự, tại Bệnh viện Chợ Rẫy, hiện đang thiếu tới 12 loại thuốc. Để giải quyết vấn đề này, BS Đinh Thanh Hưng, Giám đốc Bệnh viện quận Tân Phú cho biết: Trong thời gian thiếu thuốc, các bác sĩ ở Khoa Khám bệnh của bệnh viện phải cập nhật những loại thuốc đã hết, xem có thể kê toa cho bệnh nhân một loại thuốc thay thế khác. Song nếu bệnh nhân không đồng ý thì phải kê toa đúng loại thuốc mà bệnh nhân đã sử dụng để cho họ ra ngoài mua. Chính vì vậy, không ít bệnh nhân bức xúc vì đã mua BHYT, nhưng đến khi đi nhận thuốc thì phải bỏ tiền túi ra mua.

Tại Hà Nội, một lãnh đạo Khoa Dược, Bệnh viện Bạch Mai cũng cho hay, một số thuốc hiện bị thiếu, bệnh viện phải sử dụng nhiều biện pháp để bù đắp, như áp dụng giá cũ để mua, thậm chí phải đi vay mượn.

Dược sĩ, giảng viên văn bằng 2 Cao đẳng Dược TPHCM cho biết, quy định hiện hành cho phép nếu thiếu thuốc, các bệnh viện có thể mua theo các hình thức, như chỉ định thầu rút gọn, hay áp dụng mức giá của gói thầu cũ để mua. Do đó, để xảy ra thiếu thuốc, trách nhiệm đầu tiên thuộc về bệnh viện.

Tuy nhiên, phía bệnh viện, một lãnh đạo cho biết, kết quả đấu thầu thuốc thường chậm hàng tháng so với kế hoạch, do công tác đấu thầu gặp những trở ngại về thủ tục hồ sơ.

Dược sĩ Nguyễn Quốc Bình, Trưởng khoa Dược, Bệnh viện Chợ Rẫy lý giải những khó khăn bệnh viện này gặp phải: Thuốc đã được phê duyệt kế hoạch đấu thầu nhưng khi mời thầu không có nhà thầu tham dự, hoặc không có sản phẩm nào đạt yêu cầu kỹ thuật, đủ điều kiện công nhận trúng thầu. Bên cạnh những thuốc do bệnh viện tự tổ chức đấu thầu cung ứng, để bảo đảm 100% nhu cầu về thuốc, bệnh viện còn phải mua thuốc từ kết quả đấu thầu tập trung quốc gia do Bộ Y tế tiến hành và từ kết quả đấu thầu tập trung quốc gia do BHXH tổ chức, cũng như từ kết quả đấu thầu tập trung cấp địa phương. Với quy định này, khó khăn phát sinh là thời điểm công bố kết quả đấu thầu (chính xác hơn là thời điểm có thể áp dụng kết quả đấu thầu để mua sắm) chưa thống nhất giữa ba hội đồng thầu. Do đó, bệnh viện bị thiếu hụt các thuốc chưa công bố kết quả đấu thầu.

Phía cơ quan BHXH Việt Nam, ông Lê Văn Phúc, Trưởng ban Dược, vật tư y tế cũng thông tin: 26 thuốc kháng sinh do cơ quan này tổ chức đấu thầu tập trung cho toàn quốc vẫn đang được cung cấp đủ cho các bệnh viện. Tới đây, BHXH sẽ tổ chức tiếp gói thầu thuốc tim mạch và tiểu đường. “Tuy vậy, gần đây đã có những bệnh viện lớn, bệnh viện hạng đặc biệt kêu thiếu thuốc, mà một trong những lý do là thủ tục hành chính nhiều và phức tạp”, ông Phúc cho biết.

Tình trạng thiếu thuốc BHYT diễn ra ở nhiều nơi (Ảnh minh họa)

Tình trạng thiếu thuốc BHYT diễn ra ở nhiều nơi (Ảnh minh họa)

Cần khắc phục sớm công tác đấu thầu thuốc

Tình trạng thiếu thuốc BHYT không phải bây giờ mới xảy ra, mà giữa năm 2018 và trước đó, trong năm 2017, ở một số bệnh viện, đặc biệt là bệnh viện tuyến cuối, đã xảy ra thiếu cục bộ một số loại thuốc, như thuốc gây mê, chống thải ghép, thuốc chữa một số bệnh hiếm…

Giải pháp cho vấn đề hiện nay, theo DS Nguyễn Quốc Bình, là phía bệnh viện tìm kiếm nguồn hàng, rà soát giá để đề xuất và hoàn tất các thủ tục mua sắm thuộc trường hợp xử lý tình huống đối với thuốc đã có trong kế hoạch đấu thầu được phê duyệt nhưng không có nhà thầu tham dự, hoặc không đủ điều kiện công nhận trúng thầu. Ông Bình đề xuất, cơ quan quản lý cấp trên nên giao quyền chủ động cho bệnh viện trong việc phê duyệt kế hoạch để giải quyết các tình huống phát sinh thì việc cung ứng thuốc sẽ bảo đảm được tính liên tục. Để thống nhất thời điểm áp dụng kết quả đấu thầu tập trung từ ba đầu mối tổ chức đấu thầu: Bộ Y tế, BHXH, Sở Y tế (đấu thầu tập trung cấp địa phương), nên có quy định về thời điểm công bố kết quả đấu thầu thống nhất cho cả ba hội đồng thầu này có thể chênh lệch nhau nhưng không quá một tháng.

Nhiều chuyên gia kiến nghị, cơ quan chức năng cần có các giải pháp tháo gỡ, điều chỉnh bất cập. Cụ thể Bộ Y tế, BHXH Việt Nam và các bệnh viện cần khắc phục ngay những bất cập liên quan đến đấu thầu, mua sắm thuốc trong bệnh viện đã gây ra tình trạng các loại thuốc có thể thay thế được nhưng do quy định nên khó thay thế các loại thuốc khác. Hay việc các doanh nghiệp nhập khẩu một số loại thuốc không thể chuyển, bán thuốc cho nhau được… Bộ Y tế cũng cần lên danh mục, bảo hiểm y tế, các bệnh viện có cơ chế dự trữ, không để xảy ra tình huống thuốc có ít ca bệnh điều trị nhưng lúc xuất hiện nhiều người mắc bệnh lại không có thuốc.

Trước mắt, Bộ Y tế cần nghiên cứu và thực hiện thí điểm việc các bệnh viện hạng đặc biệt và một số bệnh viện tuyến cuối đã được tự chủ chi thường xuyên được quyết định và chịu trách nhiệm mua một số loại thuốc phục vụ nhu cầu điều trị, bảo đảm giá thuốc không cao hơn giá thuốc trúng thầu bình quân của từng loại thuốc, nhóm thuốc do BHXH Việt Nam công bố.

Nguồn: Tổng hợp (Báo nhân dân).

Nhận xét

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TP Hồ Chí Minh

Cơ sở Quận Bình Tân: 913/3 Quốc lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân, TPHCM. Điện thoại: 0788.913.913 - 0886.355.355

Cơ sở Bình Thạnh: 37/3 Ngô Tất Tố, phường 21, quận Bình Thạnh, TPHCM. Tư vấn: 028.6295.6295 - 09.6295.6295

SHARE