Bí quyết đạt điểm cao phần nghị luận xã hội của môn...

Bí quyết đạt điểm cao phần nghị luận xã hội của môn Ngữ Văn thi THPT 2018

Thầy giáo dạy Ngữ Văn nổi tiếng đã có chia sẻ về bí quyết học môn Ngữ Văn đạt điểm cao trong phần thi Nghị luận văn học trong Kỳ thi THPT Quốc gia 2018.

Bí quyết đạt điểm cao môn thi Ngữ Văn

Đề bài thi môn Ngữ Văn đòi hỏi các em học sinh không chỉ nắm vững những kiến thức trong chương trình đã được học mà cả những kiến thức thông thường trong đời sống hàng ngày, vận dụng những lý luận phân tích, đánh giá bằng những kiến thức và tầm nhìn của mình đối với những vấn đề mới của xã hội. Các em cần nắm vững những bước làm bài thông thường để hoàn thiện bài làm một cách hoàn hảo hơn:

1.Tìm hiểu đề

Đọc và tìm hiểu nội dung yêu cầu của đề là bước quan trọng đầu tiên, học sinh cần xác định và nhận thức chính xác về nội dung cơ bản của phần nghị luận xã hội của đề. Học sinh cần xác định được về dạng đề câu nghị luận là gì? Vấn đề nào được nhắc đến? Cần triển khai bao nhiêu ý? Xác định mối quan hệ biện chứng giữa các ý?

Khi đọc đề cần chú ý đến những nghĩa đen, nghĩa bóng của câu chữ, xác định hàm ý của câu. Tìm hiểu những mối quan hệ giữa những vế trong câu…Mô phỏng bài làm theo sơ đồ trên giấy nháp để làm bài được kỹ và tránh bỏ sót ý.

Cần tìm hiểu kỹ đề khi làm bài môn Văn

2.Xác định thao tác lập luận

Tổ chức lập luận có vai trò quan trọng trong tạo lập văn bản nghị luận, là yếu tố tạo nên giá trị của bài làm văn nghị luận. Đề thi của Kỳ thi THPT Quốc gia 2018 có yêu cầu cao hơn so với những yêu cầu của bài làm văn thông thường khi còn học trong chương trình, đòi hỏi học sinh cần kết hợp có hiệu quả những thao tác lập luận:

Giải thích: Dùng vốn tri thức của mình để hiểu về vấn đề nghị luận và xác định rõ giúp người khác hiểu đươc ý của mình. Thí sinh cần nêu rõ những khái niệm, từ ngữ, những nghĩa hàm ý của câu và nêu lên thông điệp của đề bài.

Phân tích và chứng minh: Thí sinh phải nắm vững về cấu trúc cũng như đặc điểm của đối tượng cần nghị luận và khái quát về chi tiết để khái quát lại nhằm nhận thức đầy đủ và sâu sắc vấn đề được đề cập đến. Trong đó, cần đưa ra những dữ liệu dẫn chứng hợp lý để làm sáng tỏ vấn đề, thuyết phục người đọc, người nghe tin tưởng vào lập luận của mình.

Bình luận

Cần có lập trường đúng đắn và hợp lý khi nhận định, đánh giá một vấn đề nghị luận xã hội, cần có tiêu chí và dựa vào lập trường toàn dân để tiêu chí được đưa ra được nhìn nhận theo hướng tích cực.

So sánh

Khi làm bài môn Ngữ Văn, những yếu tố so sánh những đặc điểm tương đồng sẽ giúp bài làm được đặc sắc hơn, có đặc điểm tương phản giữa hai vấn đề và nhận thức cũng như đặc điểm nổi bật của đối tượng cần nghị luận.

Lập dàn gồm những ý chính khi làm môn Văn

3.Lập dàn ý

Sau khi đọc và tìm hiểu lý về yêu cầu của đề bài văn nghị luận xã hội, thí sinh cần xác định các luận điểm lớn, đặc điểm lớn nhất của đề bài cần được nêu đến. Trong bài làm cần có rất nhiều ý nhỏ nhằm triển khai ý lớn, những nội dung kiến thức có trong chương trình học hay những tri thức xã hội. Những ý nhỏ cụ thể ý lớn gọi là luận cứ. Tùy thuộc vào luận điểm lớn mà có ít hay nhiều luận cứ.

Dàn ý bài làm được triển khai thành 3 phần:

Mở bài: Giới thiệu vấn đề, lập luận về vấn đề

Thân bài: Triển khai những ý, nội dung những ý lớn, ý nhỏ đã xác định

Kết bài: Tổng hợp nội dung đã được trình bàu, liên hệ mở rộng để nâng cao thêm giá trị bài làm

4.Viết đoạn văn

Đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản là đoạn văn, từ chỗ viết hoa lùi đầu dòng đến dấu chấm câu kết thúc xuống dòng, được biểu đạt hoàn chỉnh tương đối về nội dung trong đoạn. Nhiều câu sẽ tạo thành một đoạn văn.

Cần đảm bảo những cấu trúc của đoạn văn như sau:

Từ ngữ chủ đề: Cần lặp lại nhiều lần những từ ngữ làm đề mục để biểu đạt về nhận định về đối tượng.

Câu chủ đề: Nội dung và lời lẽ khi làm bài cần ngắn gọn, thành phần chính được chia đứng ở đầu câu hoặc cuối câu hay cuối đoạn văn. Những câu trong đoạn văn có nhiệm vụ triển khai ý lớn của chủ đề. Để bài viết được liền mạch và hợp lý cần có tính liên kết trong đoạn văn, những phép đối lập, phép thế.

Cách diễn đạt cũng quan trọng khi làm bài phần nghị luận

5.Sửa lỗi diễn đạt

Bài làm nghị luận hay lôi cuốn nhiều người đọc không chỉ có lập luận,lý lẽ mà cần những hình ảnh lôi cuốn, sinh động, gợi nên cảm xúc của người đọc. Thế nên, kỹ năng diễn đạt rất cần thiết khi làm bài văn nghị luận, thí sinh cần sử dụng những phương tiện diễn đạt nnhuw: các kiểu câu, giọng điệu câu văn hay nhứng dấu câu hợp lý, thao tác lập luận…có thể làm sáng tỏ được vấn đề đối tượng mà còn lôi cuốn được người đọc, thuyết phục họ bằng lối làm bài đặc sắc của mình.

Thí sinh khi làm bài cần chú ý về những cách sử dụng đại từ nhân xưng cho phù hợp theo các trường hợp khác nhau, tùy vào tình huống, tăng sức thuyết phục của bài làm. Những từ phủ định như: Không, Hoàn toàn không…giúp khẳng định sâu sắc về vấn đề. Sử dụng những thao tác lập luận thành thạo trong diễn đạt, không nên dùng một thao tác liên tục, thay đổi những thao tác như: quy nập,diễn dịch, phân tích, so sánh, bình luận… Những dấu chấm thang, dấu ba chấm, dấu chấm hỏi…cũng tạo sự linh hoạt cho bài làm.

Nguồn: caodangyduochcm.edu.vn

Nhận xét

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TP Hồ Chí Minh

Cơ sở Quận Bình Tân: 913/3 Quốc lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân, TPHCM. Điện thoại: 0788.913.913 - 0886.355.355

Cơ sở Bình Thạnh: 37/3 Ngô Tất Tố, phường 21, quận Bình Thạnh, TPHCM. Tư vấn: 028.6295.6295 - 09.6295.6295

SHARE