CHĂM SÓC, PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CHO BỆNH NHÂN CẮT CỤT CHI

CHĂM SÓC, PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CHO BỆNH NHÂN CẮT CỤT CHI

Cắt cụt chi hay còn gọi là đoạn chi do bất kỳ nguyên nhân nào, trước hết là nhằm cứu sống bệnh nhân, tiếp theo cho bệnh nhân tập luyện để mang chi giả. Người bị cụt chi có mang chi giả sẽ trở lại cuộc sống một cách bình thường, có thể trở lại nghề nghiệp cũ hoặc một nghề mới. Qua bài viết sau, chúng ta hãy cùng Trường Cao đẳng Y dược Pasteur tìm hiểu về những phương pháp phục hồi chức năng cho bệnh nhân cắt cụt chi.

  1. Đại cương

– Cắt cụt chi: là cắt và tạo lại đoạn chi thể bị tổn thương, không còn khả năng bảo tồn được nhằm cứu sống bệnh nhân, tạo mỏm cụt phù hợp cho việc lắp chi giả sau này.

– Bệnh nhân sau khi được lắp và sử dụng thành thạo chi giả có thể tham gia vào cuộc sống xã hội một cách đầy đủ.

– Chi giả có thể lắp ngay sau phẫu thuật (trên bàn mổ) hoặc sau khi mỏm cụt đã ổn định. Lắp chi giả ngay sau khi phẫu thuật, giúp giảm bớt chấn thương nặng nề về mặt tâm lý cho bệnh nhân và giúp họ sớm đi lại được.

  1. Nguyên nhân

– Do tai nạn (giao thông, lao động, sinh hoạt,…), do hoả khí.

– Do bệnh: Viêm tắc tĩnh mạch, đái tháo đường, xơ cứng động mạch, lao xương, ung thư xương.

– Dị tật bẩm sinh.

  1. Mức đoạn chi

3.1. Chi dưới

– Tháo khớp háng

– Tháo khớp gối

– Cắt cụt trên khớp gối

– Cắt cụt dưới khớp gối:

3.2. Chi trên

– Tháo khớp vai

– Cắt cụt trên khớp khuỷu

– Tháo khớp khuỷu

– Cắt cụt dưới khớp khuỷu

  1. Các biến chứng sau cắt cụt

– Đau ở mỏm cụt. Đau chi ma.

– Chảy máu mỏm cụt.

– Viêm da ở mỏm cụt, áp xe cơ, viêm tủy xương,..

– Mất cảm giác.

  1. Phục hồi chức năng

5.1.Mục đích

– Tăng cường thể lực chung.

– Phòng ngừa teo cơ, cứng khớp.

– Duy trì sức mạnh cơ và khớp, đủ tầm vận động để thuận lợi cho việc mang chi giả.

– Tập luyện dáng đi, luyện kỹ năng chi trên nhằm giúp bệnh nhân trở lại cuộc sống sinh hoạt hằng ngày và xã hội

5.2. Phục hồi chức năng trước khi lắp chi giả

5.2.1. Chăm sóc da

Mỏm cụt sau khi lành, vùng da mỏm cụt vẫn cần tiếp tục được chăm sóc để tránh nhiễm trùng, trầy xước,…

– Rửa sạch mỏm cụt cùng với xà phòng, nước ấm, sau đó lau khô.

– Xoa bóp nhẹ nhàng mỏm cụt.: Có tác dụng làm nhanh liền vết thương, phòng ngừa sẹo dính, giảm phù nề, giảm đau, làm săn chắc mỏm cụt,…

5.2.2. Băng mỏm cụt:

Dùng băng thun, tạo sức ép lên toàn bộ mỏm cụt để giảm phù nề và tạo hình dáng tốt cho mỏm cụt (cho việc lắp chi giả sau này). Nên hướng dẫn để bệnh nhân có thể tự băng bó mỏm cụt.

Nguyên tắc băng mỏm cụt:

– Băng theo hình số 8, các vòng băng tạo thành hình chữ X trên mỏm cụt.

– Không băng vòng tròn quanh mỏm cụt, vì có khả năng làm ảnh hưởng máu đến nuôi dưỡng cho mỏm cụt.

– Băng ép phần đầu của mỏm cụt nhiều hơn phần gốc, sao cho sức ép giảm dần từ ngọn chi tới gốc chi.

– Bảo đảm băng ép tốt, độ căng vừa đủ, không gây cảm giác đau tức, không làm tuột băng khi bệnh nhân vận động và sinh hoạt.

– Không gây giới hạn cử động, không làm hạn chế tuần hoàn mỏm cụt và không tạo lằn, nếp gấp da.

Lưu ý: Giặt sạch băng thun sau mỗi 48 giờ. Giặt bằng tay cùng với xà phòng và nước ấm. Sau khi giặt không vắt và băng được trải phơi trên bề mặt bằng phẳng, sạch sẽ (không phơi treo), tránh phơi nắng.

Hình: Băng mỏm cụt

5.2.3.  Đặt mỏm cụt ở tư thế đúng:

  • Trường hợp cắt cụt trên gối:

+ Nằm ngửa: Mỏm cụt thẳng sát trên mặt giường, không kê, không lót gì dưới mỏm cụt. Giữ cho 2 chân sát nhau.

+ Nằm ngửa: nằm trên giường cứng, để 2 khớp háng thẳng sát trên mặt giường. Giữ cho 2 chân sát nhau.

+ Ngồi: Không ngồi quá lâu. Ngồi thẳng ngay ngắn. Ngồi trên mặt ghế cứng, trọng lượng dồn đều lên 2 mông, 2 chân sát nhau.

5.2.4. Tập luyện mỏm cụt

Tập chủ động làm cho mỏm cụt khỏe, để chuẩn bị cho việc tập đi với chi giả.

– Đối với mỏm cụt trên gối: Tập các cơ dạng, duỗi khớp háng để tránh biến dạng gấp và khép háng.

– Đối với mỏm cụt dưới gối: Tập cơ duỗi khớp gối (cơ tứ đầu đùi,…)

– Tập thăng bằng.

– Tập đi

+ Với khung đi

+ Với nạng nách

5.3.Giai đoạn sau lắp chi giả

– Tập đi

+ Tập đi với thanh song song.

+ Tập ngồi trên sàn nhà, tập đứng lên.

+ Tập lên xuống dốc, lên xuống cầu thang.

+ Bước qua vật cản.

+ Mang vật nặng.

– Tập luyện sử dụng chi giả:

+ Người bị cụt chi càn phải biết cách tự chăm sóc và vệ sinh mỏm cụt.

+ Biết cách bảo quản chi giả.

+ Luyện tập mang, tháo chi giả

5.4. Các loại chi giả

– Chân giả: Chân giả tháo khớp háng, chân giả dưới gối, chân giả trên gối/ tháo khớp gối,…

Tay giả: Tay giả lao động (cơ học, điện tử), tay giả thẩm mỹ,…

Một số loại chân giả

5.5. Phục hồi nghề nghiệp

Theo giảng viên Cao đẳng VLTL&PHCN – Cao đẳng Y Dược TPHCM, sau khi lắp chân giả và tay giả người cụt chi phải được tập luyện các động tác để có thể trở lại công việc cũ hoặc nghề nghiệp mới phù hợp với thương tật và khả năng còn lại của bản thân.

Nhận xét

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TP Hồ Chí Minh

Cơ sở Quận Bình Tân: 913/3 Quốc lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân, TPHCM. Điện thoại: 0788.913.913 - 0886.355.355

Cơ sở Bình Thạnh: 37/3 Ngô Tất Tố, phường 21, quận Bình Thạnh, TPHCM. Tư vấn: 028.6295.6295 - 09.6295.6295

SHARE