Chất lượng cùng công bằng trong giáo dục hiện nay ra sao?

Chất lượng cùng công bằng trong giáo dục hiện nay ra sao?

Sự công bằng trong giáo dục đang có nguy cơ bùng nổ trong sự phát triển mới của nền giáo dục – đào tạo trong giai đoạn mới hiện nay.

Trong bối cảnh thay đổi nhanh chóng của thế giới và đất nước hiện nay, nền giáo dục Việt Nam đã có nhiều sự thay đổi, không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng, sự công bằng trong giáo dục cũng được đặc biệt quan tâm và trước những thử thách lớn.

Chất lượng cùng công bằng trong giáo dục hiện nay ra sao?

Cơ hội đến trường của học sinh chênh lệch giữa các vùng miền

Qua số liệu điều tra năm 2014 về dân số và nhà ở cho thấy, 5,3% tỷ lệ người dân chưa từng đi học từ 15 tuổi trở lên trong toàn quốc, trong đó, miền trung du và miền núi phía bắc chiếm số lượng cao nhất hơn so với các vùng đồng bằng khác. Các vùng miền núi như Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam bộ, những khu vực có điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, đa phần trẻ em phải làm lao động sớm kiếm sống, phụ giúp gia đình, thế nên tỷ lệ trẻ em bỏ học ở cấp tiểu học và cấp THCS khá cao. Người dân có trình độ học vấn có sự chênh lệch rất lớn giữa nông thôn và thành thị, trong đó, Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long là 2 vùng người dân có trình độ thấp nhất cả nước.

Trong tình hình thực tế, cần có những chính sách miễn học phí đối với các cấp học phổ cập bắt buộc gồm: lớp mầm non 5 tuổi, cấp tiểu học và cấp THCS. Cần ban hành các điều luật đi học bắt buộc với các cấp học và xử lý phạt đối với những hành vi cản trở việc đi học ở độ tuổi bắt buộc. Bên cạnh đó, cần có chính sách hỗ trợ cho những đối tượng là những con em gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, không có điều kiện cho con đến trường. Cách tăng học phí bậc THPT để một bộ phận học sinh tiếp tục học lên THPT, còn lại một bộ phận đi học các trường nghề.

Sự chênh lệch giữa các vùng miền

Bất bình đẳng giữa các trường tư thục và công lập

Có nhiều bất cập trong thời gian vừa qua mặc dù Nhà nước đã có khuyến khích trong việc mở rộng các trường tư thục. Những học sinh học trường tư thục có chất lượng không cao nhưng học phí cao, bên cạnh đó, học sinh học trường công lập trong điều kiện cơ sở vật chất cao và đội ngũ giáo viên cao và lại đóng học phí thấp hơn, như vậy gây nên sự khó khăn cho con em khó khăn học trường tư và sự bất bình đẳng trong giáo dục.

Hiện nay, sự phổ cập giáo dục đất nước đã được phát triển rộng khắp, năm học 2016 – 2017, hệ thống giáo dục các cấp bậc như sau:

  • Giáo dục bậc mầm non có 14.881 trường trong cả nước, trong đó có 2.287 trường tư thục, trẻ em đi học mầm non là 5.085.635, trong đó có 835.153 số trẻ học ngoài công lập.
  • Giáo dục bậc tiểu học có 15.052 trường, có 113 trường tư thục, có 7.801.560 học sinh bậc tiểu học, trong đó có 68.242 học sinh học trường ngoài công lập.
  • Giáo dục bậc THCS có 10.928 trường, có 55 trường tư thục, có 5.477.175 học sinh bậc THCS, trong đó có 56.246 học sinh học trường ngoài công lập.
  • Giáo dục bậc THPT có 2.811 trường, gồm 435 trường tư thục, có 2.477.175 học sinh bậc THPT, có 186.246 học sinh ngoài công lập.
  • Giáo dục bậc đại học có 235 trường, gồm 65 trường tư thục, có 1.767.879 sinh viên bậc đại học, trong đó có 243.987 học sinh ngoài công lập.

Số liệu cho thấy học sinh trường tư thục bậc tiểu học và THCS chỉ chiếm 1% trong số lượng học sinh nhà nước, thế nên, Nhà nước cần có nhiều chính sách hỗ trợ cho học sinh đi học cho ngang với học sinh trường công lập, chính sách cân bằng công bằng giữa học sinh cùng với giáo viên bậc công lập và ngoài công lập.

Nguồn: caodangyduochcm.edu.vn

Nhận xét

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TP Hồ Chí Minh

Cơ sở Quận Bình Tân: 913/3 Quốc lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân, TPHCM. Điện thoại: 0788.913.913 - 0886.355.355

Cơ sở Bình Thạnh: 37/3 Ngô Tất Tố, phường 21, quận Bình Thạnh, TPHCM. Tư vấn: 028.6295.6295 - 09.6295.6295

SHARE