Đinh lăng – loài cây quen thuộc cũng là vị thuốc quý...

Đinh lăng – loài cây quen thuộc cũng là vị thuốc quý trong dân gian

Đinh lăng thường được sử dụng làm rau để ăn kèm với một số món ăn trong đời sống hằng ngày, bên cạnh đó đinh lăng còn được xem như một vị thuốc có tác dụng bồi bổ, tăng cường sức khỏe, có khả năng chữa được nhiều chứng bệnh khác nhau. Vậy hiệu quả trị bệnh của đinh lăng như thế nào, cách dùng ra sao là phù hợp, hãy cùng Giảng viên Trường Cao đẳng Y dược TPHCM tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

Củ đinh lăng

Thông tin chung

Tên gọi khác: Cây gỏi cá, Nam dương sâm

Tên khoa học: Polyscias fruticosa L.

Họ: Ngũ gia bì (Araliaceae)

Mô tả

Là loại cây nhỏ, thân nhẵn, không gai, cao khoảng 0.7-1.5m. Cây có lá kép, mọc so le, lá 3 lần xẻ lông chim, dài 20-40 cm, mép khía có răng cưa, không có lá kèm rõ. Lá chét có răng cưa không đều nhau. Cụm hoa hình chuỳ ngắn, gồm nhiều tán, mang nhiều hoa nhỏ màu trắng. Quả dẹt 3-4mm, có vòi.

Cây đinh lăng

Phân bố

Cây được trồng phổ biến ở Việt Nam. Trước đây ít được sử dụng làm thuốc, gần đây do có nhiều nghiên với nhiều tác dụng cho sức khỏe, đinh lăng mới bắt đầu được sử dụng nhiều hơn.

Bộ phận sử dụng

Lá, thân và rễ cây đinh lăng thường được dùng để ăn sống hoặc sử dụng như dược liệu chữa bệnh trong y học.

Thành phần trong rễ đinh lăng

Rễ đinh lăng có chứa các thành phần: Alcoloid, tanin, glucosid, saponin, flavonoid, vitamin nhóm B, cùng với các acid amin như: Lysin, systein, methionin…

Theo Y học cổ truyền

Tính vị, quy kinh

– Tính vị: Vị ngọt, hơi đắng, tính mát

– Quy kinh: Phế, tỳ, thận

Công dụng

Theo một số nghiên cứu của Viện y học quân sự Việt Nam 1964 , các thí nghiệm trên người sử dụng bột đinh lăng dưới dạng thuốc sắc hay ngâm rượu nhẹ với hàm lượng là 0.23 – 0.5 gram, cho thấy đinh lăng giúp tăng cường sự dẻo dai cho cơ thể như khi nghiên cứu trong phòng thí nghiệm.

Trong đời sống hằng ngày, cây đinh lăng ngoài được dùng làm rau sống ăn kèm với các món ăn, thì còn có tác dụng chữa một số bệnh như ho, ho ra máu, tiểu không thông, tắc tia sữa, kiết lỵ nặng.

– Rễ đinh lăng có tác dụng bổ thận, lợi tiểu, cơ thể suy nhược gầy yếu.

– Lá đinh lăng có tác dụng chữa cảm sốt, giã nát đắp lên chỗ mụn nhọt, sưng tấy,…

– Thân và cành chữa các chứng tê thấp, đau mỏi lưng,…

Một số bài thuốc ứng dụng lâm sàng của Đinh lăng

– Chữa ho lâu ngày:

Rễ đinh lăng, bách bộ, đậu săn, rễ cây dâu, nghệ, rau tần dày lá, mỗi vị 8gr, gừng khô 4gr, củ xương bồ 6gr, sắc cùng 600 ml nước, sắc còn 250ml, chia làm 2 lần uống trong 1 ngày.

– Chữa cơ khớp sưng đau, làm lành vết thương:

Lấy 40 gr lá đinh lăng tươi giã nhuyễn, đắp lên vết thương hay chỗ sưng đau.

– Phòng co giật ở trẻ em: Lấy lá đinh lăng non, lá già phơi khô rồi lót vào gối hay trải xuống giường cho trẻ nằm.

– Chữa đau lưng mỏi gối:

Dùng thân cành đinh lăng 20 – 30 gr, sắc lấy nước chia làm 3 lần uống/ngày. Có thể phối hợp với rễ cây xấu hổ, cúc tần và dây cam thảo.

– Thông tia sữa, căng vú sữa:

Rễ và lá đinh lăng có tác dụng bồi bổ cơ thể, chữa tắc tia sữa hiệu quả. Rễ đinh lăng 30-40 gr, thêm 500ml nước sắc còn 250 ml. Uống lúc thuốc nóng.

– Chữa liệt dương:

Rễ đinh lăng, ý dĩ, hoàng tinh, hoài sơn, hà thủ ô, kỷ tử, long nhãn, cám nếp, mỗi vị 12g; trâu cổ, cao ban long, mỗi vị 8g; sa nhân 6g. Sắc uống ngày 1 thang.

– Chữa viêm gan:

Rễ đinh lăng 12 gr; ý dĩ 16 gr, nhân trần 20 gr; chi tử, hoài sơn, biển đậu, rễ cỏ tranh, xa tiền tử, ngũ gia bì, mỗi vị 12 gr; uất kim, ngưu tất, mỗi vị 8 gr. Tất cả các vị trên đem sắc. Uống 01 thang/ngày.

– Phòng ngừa các cơn co giật.

Đinh lăng phơi khô, lót trong vỏ gối hoặc trải xuống giường cho trẻ nằm.

– Chữa thiếu máu.

100 gr rễ đinh lăng tán thành bột và sắc uống mỗi ngày có tác dụng trị thiếu máu.

– Chữa ban sởi, dị ứng, kiết lỵ:

Đinh lăng khô 10 gr sắc chung với 200ml mước, uống mỗi ngày. Rễ đinh lăng, đậu săng, tang bạch bì, nghệ vàng, tần dày lá mỗi thứ 8gr, bồ công anh 6gr, gừng khô 4gr, cùng với 600 ml, Tất cả sắc còn 250ml, chia 2 lần uống trong ngày và uống khi còn nóng. Bài thuốc này có tác dụng chữa ho suyễn lâu năm.

Củ đinh lăng ngâm rượu –  cách dùng thông dụng ngày nay

Lưu ý khi sử dụng rễ đinh lăng

Liều chết LD50 được xác lập trên chuột của đinh lăng là 32.9 gram/kg. Liều lượng dùng quá mức quy định có thể gây độc đối với cơ thể.

Ngoài ra, thành phần saponin trong đinh lăng có khả năng gây vỡ hồng cầu. Nếu sử dụng quá nhiều đinh lăng có thể bị mệt mỏi, tiêu chảy.

Theo Giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM cho biết, Cũng như hầu hết các loại dược liệu khác, đinh lăng có thể gây ra các tác dụng không mong muốn nếu sử dụng không đúng cách. Vì vậy, chúng ta phải hết sức lưu ý và tìm hiểu kĩ. Tốt hơn hết, trước khi sử dụng nên nghe theo sự hướng dẫn của bác sĩ, dược sĩ chuyên môn trước.

Nhận xét

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TP Hồ Chí Minh

Cơ sở Quận Bình Tân: 913/3 Quốc lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân, TPHCM. Điện thoại: 0788.913.913 - 0886.355.355

Cơ sở Bình Thạnh: 37/3 Ngô Tất Tố, phường 21, quận Bình Thạnh, TPHCM. Tư vấn: 028.6295.6295 - 09.6295.6295

SHARE