Khoản đông hoa: vị thuốc quý chữa trị bệnh hô hấp

Khoản đông hoa: vị thuốc quý chữa trị bệnh hô hấp

Khoản đông hoa trong  Đông y, có tính ấm ,vị cay, có tác dụng trừ đàm, nhuận phế, định suyễn. Tuy nhiên, khi chưa tìm hiểu kỹ về cây thuốc mà sử dụng nó có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng tới sức khoẻ.

 

Bài viết này sẽ được Dược sĩ, Giảng viên trường Cao đẳng Y Dược TPHCM cung cấp thêm các thông tin liên quan đến vị thuốc này.

  1. Đặc điểm chung cây Khoản đông hoa

Tên khác: Liên tam đóa, Cửu cửu hoa  …

Tên khoa học: Flos Tussilaginis farfarae .- Asteraceae. Thuộc họ: (Cúc ).

1.1. Mô tả thực vật: 

Khoản đông hoa là cây thuộc thảo, nhỏ, sống lâu năm do thân rễ

La mọc so le, màu tím nhạt, Mặt trong của lá có một lớp lông trắng. lá bắc mặt ngoài của có màu đỏ nhạt hoặc đỏ tía.

Hoa mọc thành cụm, có hình chùy dài, thường sẽ có 2 – 3 cụm,  hoa mọc cùng mọc trên một cành.hoặc đơn độc Trên đỉnh cuống của cụm hoa có nhiều lá bắc và có dạng vẩy.

Xen lẫn hoa cái xung quanh nó có cả những hoa lưỡng tính nằm ở giữa cụm hoa, có màu vàng, dạng hình lưỡi, quả màu nâu, có sợi của lá đài.

Cây Khoản đông hoa

1.2. Đặc điểm sinh trưởng

Cây thường mọc nơi đất cát gần sông hoặc nơi đất ẩm ướt trong khe núi.có nguồn gốc từ Trung Quốc, dược liệu phân bố nhiều ở các tỉnh Hà Bắc, Hà Nam, Sơn Tây, Thiểm Tây, Cam Túc, Tứ Xuyên, Tân Cương, Tây Tạng. Hồ Bắc,…

Khoản đông hoa được tìm thấy ở nước ta với số lượng rất ít. Do đó, Việt Nam thường được nhập dược liệu này từ Trung Quốc về để làm thuốc

  1. Bộ phận dùng

– Nụ hoa gần nở và lá của nó

Thu hoạch – chế biến:

– Thường thu hoạch vào tháng 12 hoặc trước khi đất đóng băng, thu hái cần lựa các hoa chuẩn bị nở, bỏ cuống hoa và đất cát, rửa sạch phơi âm can. Dùng sống, chích mật để sử dụng hoặc ngâm rượu

– Chế biến: Khoản đông hoa tẩm mật:  dược liệu sau khi thu hái loại bỏ hết tạp chất, rửa sạch. Cho vào cùng nước sôi với mật ong. Đem trộn đều và ủ cho thấm đều dược liệu. Rồi đem sao với lửa nhỏ đến khi có màu hơi vàng, sờ không dính tay. để nguội lấy dược liệu ra ngoài (cứ dùng 2,5 kg mật cho mỗi 10 kg Khoản đông hoa).

  Bảo quản Nơi khô, mát, phòng ngừa mốc mọt.

Khoản đông hoa sau khi bào chế

  1. Thành phần hóa học

– Trong Hoa khoản đông: chứa 5 – 8% nước, 10% muối khoáng, ít tinh dầu và một ít tanin.

Hoa chứa rất nhiều chất nhầy uronic (chiếm ~ 7.0% đối với trọng lượng hoa khô).

Ngoài ra còn có : flavonoid, carotenoit, ancol texnenic (arnidiol, và fanadiol), rutosit và hyperosit  acid, caffeic acid.

– Trong Lá có chứa 2,6% glucozit đắng, 8% chất nhầy, một ít tanin. Và  Zn rất cao có trong tro (trên 3,26% tính theo ZnCO3).

3. Tác dụng dược lý và công dụng Khoản đông hoa:

*Theo y học cổ truyền:

 Khoản đông hoa có vị ngọt, cay, tính ôn. Quy vào kinh Phế.

Nhờ vào tính vị như trên nên hoa được sử dụng để hạ khí, chỉ ho, hóa đờm, có tác dụng ôn phế.

Được dùng trong các trường hợp như hầu tê, kinh giản, tiêu khát, khó thở ho khí đưa ngược lên,.

* Theo y học hiện đại

Một số Nghiên cứu kết quả cho thấy có tác dụng giảm ho mạnh,  thuốc sắc uống có thể thúc đẩy bài tiết trên đường hô hấp, nên có tác dụng trừ đàm rõ rệt.

– Kích thích hệ thống thần kinh trung ương, giảm co giật. và ức chế sự co cơ trơn trên đường tiêu hóa,

– Dược liệu còn giúp giảm tình trạng giảm bạch cầu do liệu pháp kháng u và tăng hiệu quả của thuốc.

– Bên cạnh đó, sử dụng dược liệu hoa lâu ngày, nồng độ cao có nguy cơ gây độc, phát triển khối u gan ở chuột.

* Công dụng chữa trị của Khoản đông hoa

Công dụng: Nhuận phế, giảm ho, trừ đàm.

Nên chủ trị: Ho mới mắc, ho lâu ngày, ho suyễn nhiều đàm, ho ra máu, ho do lao lực

Liều dùng: Dùng 6 – 9 g/ngày dạng sắc; nấu cao, làm thuốc hoàn hoặc tán.

* Lưu ý

Nếu dùng quá liều có thể gây cảm giác bồn chồn, kích thích, bứt rứt và tăng hô hấp.

Người phế hỏa vượng, phần âm trong cơ thể suy hư lao nhọc, ho nhiều không nên dùng.

  1. Một số bài thuốc từ Khoản đông hoa:
  2. Chữa trị phế hư, ho nhiều( bài Truyền tín thích dụng phương – Khoản đông hoa cao).

Khoản đông hoa (bỏ cuống), Bào xuyên khương, Nhân sâm, Bạch truật, Chích cam thảo, và  Chung nhũ phấn. Mỗi vị đồng lượng 15 g,  Đem tán thành bột, luyện thành mật hoàn, mỗi viên là 3 g.

Uống 1 viên/ngày, trước khi ăn

  1. Chữa trị suyễn ho không hết hoặc trong đàm có máu (bài Tế sinh phương – Bách hoa cao).

Khoản đông hoa, Bách hợp , đem tán nhỏ luyện thành mật hoàn, cỡ viên bằng quả nhãn.

Uống 1 viên/ngày, sau ăn, nhai nhỏ, uống với nước gừng

  1. Chữa trị phế ung, ho, ngực đầy tức, miệng khô khát run khi gặp lạnh, mạch sác: (Bài: Sang dương khoa kinh nghiệm toàn thư – Khoản hoa thang)..

Dùng Khoản đông hoa (bỏ cuống) 45 g, Cát cánh 60g, Chích cam thảo và Ý dĩ nhân mỗi vị  đều nhau 30 g.

Đem tán nhỏ luyện thành mật hoàn, cỡ viên bằng quả nhãn

Đem làm thành làm 10 tễ, hoặc đem sắc uống

5.Lưu Ý Khi Sử Dụng Khoản đông hoa:

– Người phế ráo, âm hư phế nhiệt Không nên dùng Khoản đông hoa.

– Dược liệu có thể tương tác với các thuốc chống đông máu và thuốc trị cao huyết áp nên cần được dùng phải có sự hướng dẫn của dược sĩ nếu dùng chung.

– Khoản đông hoa trở nên độc hơn cho gan khi nó tương tác với một vài loại thuốc làm thúc đẩy hoạt động của gan

– Không nên dùng lâu trên 6 tuần, vì trong hoa có chất alkaloid pyrrolizidine có khả năng gây độc cho gan.

– Người bị mẫn cẩm với thuốc có thể gây ra một số triệu chứng mẫn cảm với dược liệu

Bài viết đã được Giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM cung cấp ta thấy Khoản đông hoa có nhiều tác dụng đến nhuận phế, bổ phổi và ho có đàm… Tuy nhiên ,cũng như nhiều vị thuốc khác, trước khi sử dụng dược liệu này bạn cần tham vấn ý kiến của bác sĩ hoặc các thầy thuốc chuyên môn để đạt được hiệu quả tốt nhất nhé.

DsCKI.Nguyễn Quốc Trung

Nhận xét

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TP Hồ Chí Minh

Cơ sở Quận Bình Tân: 913/3 Quốc lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân, TPHCM. Điện thoại: 0788.913.913 - 0886.355.355

Cơ sở Bình Thạnh: 37/3 Ngô Tất Tố, phường 21, quận Bình Thạnh, TPHCM. Tư vấn: 028.6295.6295 - 09.6295.6295

SHARE