Mách bạn 9 mẹo điều trị cảm lạnh cực đơn giản

Mách bạn 9 mẹo điều trị cảm lạnh cực đơn giản

Cảm lạnh là tình trạng cơ thể nhiễm lạnh do tác nhân bệnh như vi rút và vi khuẩn phát triển. Thường xuất hiện khi thời tiết lạnh, mưa hoặc thay đổi đột ngột. Ngoài việc sử dụng thuốc, dưới đây là 9 mẹo tự nhiên giúp điều trị cảm lạnh hiệu quả.

Cảm lạnh là gì?

Theo các bác sĩ, Giảng viên Cao đẳng Dược cho hay, Cảm lạnh là thuật ngữ phổ biến để mô tả tình trạng sau khi cơ thể nhiễm lạnh, tạo điều kiện thuận lợi cho vi rút và vi khuẩn phát triển. Biểu hiện ban đầu thường bao gồm ho, sổ mũi, nghẹt mũi và đau họng, đôi khi kèm theo mệt mỏi, đau cơ và đầu.

Cảm lạnh và cảm cúm thường bị nhầm lẫn do một số triệu chứng tương đồng, nhưng chúng khác nhau về nguyên nhân, mức độ nguy hiểm và điều trị.

Dù cảm lạnh là căn bệnh phổ biến và thường không đe dọa đến sức khỏe của người lớn, nhưng lại có thể nguy hiểm đối với trẻ em vì hệ miễn dịch của họ chưa hoàn thiện. Nếu không được điều trị kịp thời, cảm lạnh có thể dẫn đến những bệnh nguy hiểm như viêm phổi hoặc viêm phế quản.

9 mẹo điều trị cảm lạnh bằng phương pháp tự nhiên

Theo kinh nghiệm dân gian, có nhiều mẹo tự nhiên chữa cảm lạnh hiệu quả mà không cần thuốc. Dưới đây là 9 mẹo giảm triệu chứng cảm lạnh và giúp bạn hồi phục nhanh chóng.

  • Vệ sinh mũi sạch sẽ

Để ngăn chặn tình trạng sụt sịt mũi khi cảm lạnh, hỉ mũi sạch sẽ là cách hiệu quả. Đặt ngón tay lên một bên mũi và thở ra mạnh mẽ qua bên còn lại, sau đó rửa tay kỹ để tránh lây lan bệnh.

  • Vệ sinh miệng và họng bằng nước muối loãng

Súc miệng với dung dịch nước muối loãng giúp sát khuẩn và kháng viêm, giảm đau rát họng. Thực hiện 2-4 lần/ngày để nhanh chóng hồi phục.

  • Tắm nước nóng bằng vòi sen

Tắm nước nóng dưới vòi sen giúp giữ ẩm và thông mũi, tạo điều kiện dễ thở hơn. Tránh tắm nước lạnh để không làm tăng nguy cơ tồi tệ hơn.

  • Uống nhiều nước nóng

Uống nước nóng giúp làm tan đờm, giảm ho và làm dịu cơn đau họng. Thêm gừng, mật ong và chanh vào nước nóng có thể tăng hiệu quả trị bệnh.

  • Sử dụng tinh dầu

Giảng viên tại Cao đẳng Y Dược Hà Nội thông tin thêm, Tinh dầu tràm, bạc hà hay long não có tác dụng phòng và điều trị cảm lạnh. Thoa tinh dầu vào vùng dưới mũi giúp thông mũi và giảm đau. Thái dương hoặc tắm với nước ấm chứa tinh dầu cũng hữu ích trong việc phòng tránh cảm lạnh.

  • Chườm nóng hoặc lạnh

Chườm nóng hoặc lạnh xung quanh vùng xoang tắc nghẽn giúp giảm khó chịu ở vùng mũi. Chườm khăn nóng làm giảm áp lực trong xoang mũi và làm lỏng dịch nhầy, trong khi chườm khăn lạnh làm co lại các mạch máu ở vùng xoang mũi, giảm đau nhanh chóng.

  • Kê cao gối khi ngủ

Kê gối để đầu ở vị trí cao hơn khi ngủ giúp hít thở dễ dàng hơn và mang lại giấc ngủ ngon hơn.

  • Sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý

Dành thời gian nghỉ ngơi khi cảm lạnh giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng và tăng sức đề kháng.

  • Hạn chế ra ngoài

Tránh ra ngoài nhiều khi cảm lạnh và khi cần thiết, hãy đeo khẩu trang và mặc ấm để bảo vệ cơ thể khỏi tác động của nhiệt độ và gió lạnh.

Tổng hợp bởi: https://caodangyduochcm.edu.vn/

Nhận xét

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TP Hồ Chí Minh

Cơ sở Quận Bình Tân: 913/3 Quốc lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân, TPHCM. Điện thoại: 0788.913.913 - 0886.355.355

Cơ sở Bình Thạnh: 37/3 Ngô Tất Tố, phường 21, quận Bình Thạnh, TPHCM. Tư vấn: 028.6295.6295 - 09.6295.6295

SHARE