Phòng ngừa và điều trị bệnh lý về xương ở người tiểu...

Phòng ngừa và điều trị bệnh lý về xương ở người tiểu đường

Bệnh xương khớp thường là biến chứng phổ biến ở bệnh nhân tiểu đường, vì vậy việc phòng ngừa và điều trị cực kỳ quan trọng. Tuân thủ đúng chỉ dẫn và thăm khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ là rất quan trọng.

Bệnh lý về xương ở người tiểu đường

Theo các bác sĩ, Giảng viên Cao đẳng Dược cho hay, Bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến hệ cơ xương qua nhiều cơ chế chưa được hoàn toàn hiểu rõ. Tuy nhiên, dữ liệu khoa học đã xác nhận rằng nguy cơ gãy xương tăng cao ở người mắc bệnh này. Mức đường máu cao có thể làm tăng sự thải calci qua đường niệu và ức chế quá trình tạo xương. Sự giảm chu trình xương cùng với tình trạng giảm chất nền xương không khoáng hóa và sự tăng đường hóa cấu trúc collagen cũng làm suy giảm chất lượng xương và tăng nguy cơ gãy xương.

Mật độ xương không phản ánh hết nguy cơ gãy xương ở bệnh nhân tiểu đường, đặc biệt là type 2. Mặc dù mật độ xương thường thấp ở type 1, nhưng lại bình thường ở type 2. Sự xốp lớp vỏ xương và thay đổi cấu trúc xương cũng ảnh hưởng đến sức mạnh của xương ở người tiểu đường. Bên cạnh đó, các bệnh lý thần kinh, võng mạc và mạch não ở người tiểu đường cũng đóng vai trò trong việc tăng nguy cơ gãy xương.

Các yếu tố tăng nguy cơ gãy xương bao gồm tuổi cao, tiền sử gãy xương, sử dụng corticoid, tiền sử gia đình, cân nặng thấp, hút thuốc lá, uống rượu, viêm khớp dạng thấp, và các bệnh loãng xương thứ phát.

Phòng ngừa và điều trị bệnh lý về xương ở người tiểu đường

Chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh

Chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát đường huyết và giảm nguy cơ các biến chứng của tiểu đường. Ăn uống giàu chất xơ và chất béo có lợi, cùng việc bổ sung calci và vitamin D theo hướng dẫn của chuyên gia dinh dưỡng hoặc bác sĩ, không chỉ giúp kiểm soát đường huyết mà còn giảm nguy cơ các biến chứng như bệnh cơ xương, thần kinh, võng mạc, nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Hạn chế đồ ăn ngọt và thay vào đó tăng cường sử dụng ngũ cốc nguyên hạt là thói quen tích cực ở người bệnh tiểu đường.

Bổ sung calci và vitamin D hàng ngày là quan trọng đặc biệt đối với phụ nữ sau mãn kinh và nam giới có loãng xương. Tập thể dục đều đặn, bao gồm cả thể dục chịu lực và kéo giãn cơ thể phù hợp, hỗ trợ hệ cơ xương chắc khỏe. Duy trì hoặc giảm cân nếu cần cũng giúp giảm gánh nặng lên hệ xương. Bỏ thuốc lá, hạn chế uống rượu và thực hiện biện pháp phòng ngã là những điều cần lưu ý. Người cao tuổi cần được đánh giá nguy cơ ngã và nhận được sự hỗ trợ tối ưu từ gia đình và nhân viên y tế.

Kiểm soát đường huyết

Bác sĩ sẽ thảo luận và tư vấn về cách kiểm soát đường huyết phù hợp với từng bệnh nhân để đảm bảo hiệu quả điều trị và ngăn chặn sự gia tăng đường huyết. Việc hạn chế đường huyết cao thường xuyên là một phần quan trọng để giảm tiến triển đường hóa collagen và nguy cơ biến chứng mạch máu nhỏ, đặc biệt quan trọng để bảo vệ sức khỏe xương của bạn. Tuân thủ đúng liệu pháp và thường xuyên tái khám sẽ là chìa khóa giúp bạn kiểm soát đường huyết một cách tối ưu.

Đánh giá và tư vấn bởi bác sĩ chuyên khoa

Giảng viên tại Cao đẳng Y Dược Hà Nội thông tin thêm, Để kiểm soát đường huyết và đánh giá nguy cơ biến chứng, điều quan trọng là bạn cần thường xuyên đi khám và trao đổi với bác sĩ. Nếu xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào lạ, bạn nên thông báo ngay cho bác sĩ để được đánh giá và điều chỉnh liệu pháp.

Nếu bạn sử dụng thuốc có thể ảnh hưởng đến hệ xương, bác sĩ sẽ chỉ định liều dùng thấp nhất và thời gian sử dụng ít nhất có thể.

Thuốc điều trị

Các loại thuốc điều trị loãng xương trên bệnh nhân tiểu đường hiện nay phổ biến tương tự như ở người không mắc bệnh này. Bác sĩ sẽ đánh giá và chọn loại thuốc phù hợp với từng trường hợp cụ thể. Trước khi bắt đầu sử dụng thuốc, bác sĩ sẽ thảo luận và tư vấn cho bạn.

Các loại thuốc có thể được kê đơn bao gồm biphosphonate, kháng thể đơn dòng, hormon và các chất điều chỉnh hormon.

Tuyệt đối không tự ý sử dụng các loại thuốc này mà không được thăm khám và tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa vì chúng có thể gây ra tác dụng không mong muốn. Hãy tuân thủ đúng liều lượng và hướng dẫn của bác sĩ, dược sĩ để tránh tác dụng phụ. Nếu bạn gặp bất kỳ biểu hiện không bình thường nào trong quá trình sử dụng thuốc, hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn và điều chỉnh.

Tổng hợp bởi: https://caodangyduochcm.edu.vn/

Nhận xét

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TP Hồ Chí Minh

Cơ sở Quận Bình Tân: 913/3 Quốc lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân, TPHCM. Điện thoại: 0788.913.913 - 0886.355.355

Cơ sở Bình Thạnh: 37/3 Ngô Tất Tố, phường 21, quận Bình Thạnh, TPHCM. Tư vấn: 028.6295.6295 - 09.6295.6295

SHARE