Những “thiên thần áo trắng” và căn “bệnh” khó tránh khỏi

Những “thiên thần áo trắng” và căn “bệnh” khó tránh khỏi

Mang nặng trên vai chức trách chữa bệnh cứu người nhưng đa số đội ngũ những người làm nghề bác sĩ đều khó có thể tránh khỏi những “bệnh” mà khó có thể chữa được.

Những “thiên thần áo trắng” và những “bệnh” khó nói

Con người chúng ta không thể tránh khỏi những lúc ốm đau hay bệnh tật  hoặc muốn kiểm tra tình trạng sức khỏe của bản thân như thế nào đều đến các cơ sở y tế và tìm những người bác sĩ, thế nên họ có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống. Tuy nhiên, có những bệnh hay thói quen của họ thể hiện mà chúng ta đều không khó để nhận ra.

Bệnh chữ xấu

Chúng ta có thể nhận rõ được, không phải tất cả nhưng hầu như các bác sĩ đều có một đặc điểm chung là “chữ viết rất xấu”, do lịch trình công việc dày đặc hàng ngày phải viết hàng trăm đơn thuốc, hàng trăm bệnh án hay các giấy tờ liên quan khác, tranh thủ thao tác để có thể làm việc được với nhiều bệnh nhân hơn và thời gian không có phép họ “nắn nót” để có chữ viết đẹp.

Chữ của bác sĩ mấy ai có thể đọc được

 Ít quan tâm đến sức khỏe của bản thân

Hằng ngày phải khám bệnh, thăm bệnh, phẫu thuật…cùng nhiều việc bệnh nhân cần “gọi tên” các bác sĩ, họ không có thời gian để dành cho việc chăm chút bản thân mình. Ăn uống cùng nghỉ ngơi không có thời gian cụ thể và cố định, phải tranh thủ những lúc rảnh rỗi, có đôi khi đang ăn cơm hay đang ngủ mà có ca cấp cứu họ cũng phải bỏ qua tất cả mà đến phòng cấp cứu. Hay có những ca phẫu thuật khó và kéo dài thời gian thì họ đều phải cố nhịn những nhu cầu cá nhân của mình như đi vệ sinh hay khát nước…để hoàn thành xong công việc.
Là bác sĩ thì sẽ không đau ốm? Nhiều người vẫn nghĩ như vậy và quan niệm bác sĩ sẽ tự chữa bệnh được cho mình nhưng có mấy ai thấu hiểu được nguyên nhân do đâu mà dẫn đến.

Bác sĩ tranh thủ thời gian nghỉ ngơi

 Hôn nhân khó hạnh phúc

Làm bác sĩ được nhiều nhiều tôn trọng và ngưỡng mộ với chiếc áo blouse trắng oai phong, nếu bạn có thêm gương mặt “điển trai” nữa sẽ là “nam thần” trong mắt nhiều bác sĩ, điều dưỡng hay dược sĩ nữ….Tuy là thế nhưng lượng công việc quá nhiều bạn sẽ ít có thời gian dành cho gia đình, các buổi tiệc hay kỷ niệm đều khó có thể tham dự, nếu người “bạn đời” của bạn khó chấp nhận thông cảm thì hôn nhân của người bác sĩ sẽ khó hạnh phúc trọn vẹn.

Tình yêu của bác sĩ

Mang tiếng là “khinh người”

Nhiều người đều thấy những bác sĩ đa số đều mang khuôn mặt nghiêm túc và lạnh lùng sẽ nghĩ họ học cao khinh người, nhưng sự thật đằng sau khuôn mặt ấy là những lo nghĩ về bệnh tình cũng như bệnh nhân nào cần dùng thuốc nào…nên khi bệnh nhân hay người nhà hỏi vấn đề nào đó họ đều chưa kịp trả lời kịp thời và đúng lúc.

Hay đi ngược lại lời khuyên của mình

Đa số người đi khám hay chữa bệnh đều được bác sĩ khuyên như: nhớ ăn uống điều độ, uống thuốc đúng giờ, vận động nhiều, ít rượu bia…nhưng chính họ lại không làm được như vậy bởi lịch làm việc luôn căng thẳng và khẩn trương nên sinh hoạt luôn không điều độ.

“Lương y như từ mẫu” làm bác sĩ có nghĩa vụ chữa bệnh cứu người, luôn có những vất vả cùng thói quen chung là ai cũng mắc phải, ít nhất một lần, ngoài xã hội mấy ai có thể hiểu và thông cảm được những tâm sự đó hay là những lời “oán thán” dành cho đội ngũ bác sĩ về những bệnh “kinh điển” đó.

Nguồn: caodangyduochcm.edu.vn

Nhận xét

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TP Hồ Chí Minh

Cơ sở Quận Bình Tân: 913/3 Quốc lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân, TPHCM. Điện thoại: 0788.913.913 - 0886.355.355

Cơ sở Bình Thạnh: 37/3 Ngô Tất Tố, phường 21, quận Bình Thạnh, TPHCM. Tư vấn: 028.6295.6295 - 09.6295.6295

SHARE