Tam thất bắc – Vị thuốc được ví quý hơn cả vàng

Tam thất bắc – Vị thuốc được ví quý hơn cả vàng

Từ thời xa xưa, trong dân gian thường ví vị thuốc tam thất bắc là “kim bất hoán”, nghĩa là “có vàng cũng không đổi được” từ đó có thể thấy sự quý giá của loại dược liệu này, được sử dụng từ thời thượng cổ, quý hiếm ngang hàng với nhân sâm. Cho đến nay thì tam thất bắc vẫn giữ được giá trị của mình. Tam thất bắc được biết đến với nhiều công năng như bổ huyết, tiêu ứ huyết, tiêu sưng, giảm đau, tăng cường sức đề kháng, điều hòa miễn dịch,… Vậy hiệu quả trị bệnh của Tam thất bắc như thế nào, cách dùng ra sao là phù hợp? Hãy cùng Trường Cao đẳng Y dược Pasteur tìm hiểu qua bài viết sau đây

Mô tả chung

Tam thất bắc được ghi nhận trong quyển sách “Những cây thuốc quý Việt Nam”, về ý nghĩa của cái tên Tam thất, sở dĩ có tên là tam thất là vì cây có từ 3 tới 7 lá chét, cũng có thể là do thời gian từ khi trồng đến lúc cây ra hoa là 3 năm, thu hoạch rễ là 7 năm.Tên gọi khác của tam thất bắc là tâm thất, nhân sâm tam thất, sâm tam thất, điền thất, kim bất hoán,…

Tam thất bắc là một loại cây lâu năm, lá xanh đậm tỏa ra từ thân cây, bao quanh chùm quả màu đỏ rực. Hầu hết các bộ phận của tam thất đều được sử dụng để làm dược liệu, tuy nhiên công dụng nổi bất nhất là ở phần rễ củ.

Thành phần

Gồm 2 thành phần chính: Saponin và Flavonoid

Saponin: giúp tiêu sưng, giảm đau, sản xuất ra ginsenosides tác động tới hệ thần kinh, hệ nội tiết, hệ miễn dịch, có tác dụng khác nhau trên từng cơ quan bộ phận của cơ thể, vì vậy tam thất có khả năng giúp cơ thể chống viêm, chống lại quá trình oxi hóa tế bào, phòng ngừa Ung thư,…

Flavonoid: tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, làm chậm quá trình lão hóa, giảm đau kháng viêm,…

Tam thất bắc còn chứa rất nhiều thành phần có lợi khác như hợp chất có nhân Sterol, acid amin, Fe, Ca,… có tác dụng cầm máu, tiêu huyết ứ, giảm sưng,…

Thu hái và bào chế 

Tam thất bắc được thu hoạch vào mùa thu trước khi hoa nở, thường là vào năm thứ 5 hoặc thứ 7 từ lúc bắt đầu gieo trồng.Sau đó rửa sạch, tách bỏ rễ, phơi khô, trộn đều nhiều lần, rồi thái lát hoặc tán bột.

Công dụng của tam thất bắc

Từ xưa Tam thất bắc được biết đến là một “vị thuốc quý” với rất nhiều công dụng được sử dụng rộng rãi trong nhân dân, đặc biệt là trong việc bồi bổ sức khỏe.

Cầm máu, tiêu huyết ứ, tiêu sưng

Trong tam thất bắc có nhiều chất khoáng như sắt, canxi,.. có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết theo Y học cổ truyền. Đây là một trong những vị thuốc có tác dụng cầm máu hàng đầu trong các dược liệu.  Đối với phụ nữ sau sinh, tam thất bắc giúp thay máu cũ tạo máu mới, lấy lại sức khỏe. Trường hợp tai nạn hoặc chấn thương, tam thất có tác dụng tiêu huyết ứ hiệu quả.

Ngăn chặn quá trình lão hóa, phòng ngừa và điều trị ung thư

Hoạt chất Saponin, Flavonoid trogn tâm thất giúp ngăn chặn sự lão hóa tế bào, hạn chế sự phát triển của các tế bào ung thư, các khối u, tăng cường sức đề kháng,… kéo dài sự sống của người bệnh.

Tăng cường sức khỏe tim mạch

Trong tam thất còn chứa noto ginsenosid, có tác dụng ngăn ngừa xơ vữa động mạch. Bên cạnh đó, tam thất bắc còn có khả năng ức chế sự thẩm thấu của mao mạch, giảm những tổn thương ở võ não gây ra do thiếu máu.

Điều hòa kinh nguyệt

Một số hoạt tính có trong củ tam thất có công dụng tăng cường các hormon điều hòa hoạt động hệ sinh dục, từ đó có khả năng điều hòa chu kỳ kinh nguyệt.

Điều hòa đường huyết

Thành phần của củ tam thất có chứa hoạt chất Saponin Rg1 có tác dụng trong việc điều hòa đường huyết ngăn chặn nguy cơ bệnh đái tháo đường.

Vị thuốc quý giúp bổ máu

Trong củ tam thất bắc có các chất như acid amin, hợp chất có nhân Sterol, các nguyên tố sắt, canxi. Đặc biệt Saponin trong tam thất có chứa các hợp chất: Arasaponin A, Arasaponin B… có tác dụng bồi bổ, tăng cường sức khỏe cho cơ thể, phù hợp với những trường hợp thiếu máu, suy nhược cơ thể, phụ nữ sau khi sinh, người sau ốm nặng,  sau tai nạn.

Cách sử dụng tam thất như thế nào là tốt nhất?

Dùng sống: củ tam thất phơi khô, tán thành bột, dùng với mật ong hoặc pha nước uống

Dùng chín: các trường hơp thiếu máu, suy nhược cơ thể và phụ nữ sau sinh.

Theo Y học cổ truyền, Tam thất bắc có vị ngọt, hơi đắng, tính ấm, nên được khuyên dùng cùng với mật ong khi sử dụng, nếu dùng chín thì nên hầm kỹ, chế biến thành món ăn, sẽ mang lại hiệu quả hơn mong đợi.

Khi sử dụng nên chọn tam thất có nguồn gốc tự nhiên, đảm bảo đúng loại tam thất, mang lại hiệu quả tuyệt đối cho người dùng.

Theo Giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM cho biết, tam thất bắc là một loại dược liệu quý với rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, giúp bồi bổ sức khỏe, ngăn ngừa và điều trị nhiều loại bệnh lý. Tuy nhiên, cũng như nhiều loại dược liệu khác, tam thất bắc cũng có thể gây ra các tác dụng không mong muốn nếu sử dụng không đúng cách. Vậy nên, chúng ta phải hết sức lưu ý và tìm hiểu kĩ. Tốt nhất là nên thông qua sự hướng dẫn của bác sĩ, dược sĩ chuyên môn trước khi sử dụng.

Nhận xét

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TP Hồ Chí Minh

Cơ sở Quận Bình Tân: 913/3 Quốc lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân, TPHCM. Điện thoại: 0788.913.913 - 0886.355.355

Cơ sở Bình Thạnh: 37/3 Ngô Tất Tố, phường 21, quận Bình Thạnh, TPHCM. Tư vấn: 028.6295.6295 - 09.6295.6295

SHARE