Thành công của người làm nghề y luôn đến muộn

Thành công của người làm nghề y luôn đến muộn

Hy sinh cả tuổi thanh xuân tươi đẹp  để cống hiến cho sự nghiệp cứu người nhưng sự thành công đến với những người làm nghề y luôn muộn hơn so với người khác.

 

Thành công của người làm nghề y luôn đến muộn

Luôn hết mình vì sự nghiệp

Nghề Y luôn phải chịu nhiều áp lực hơn so với nhiều ngành nghề khác, đây là điều ai cũng hiểu được trước khi bước chân vào nghề. Từ khi còn là sinh viên ngành y đã phải hy sinh nhiều về thời gian, tiền bạc và cả tuổi thanh xuân để học tập và học tập, còn phải luôn thực hành để rèn luyện nâng cao tay nghề, những cuộc gặp gỡ vui chơi hay hẹn hò lứa đôi có lẽ thật “xa xỉ” đối với những sinh viên ngành y, bởi họ không có thời gian rảnh rỗi để làm những việc ấy.

Đến lúc được làm bác sĩ lại phải chịu đựng nhiều áp lực hơn nữa, đến từ người nhà bệnh nhân, dư luận xã hội, áp lực công việc…buộc người cán bọ y tế muốn tồn tại và tiếp tục trong nghề phải thật sự kiên cường và nỗ lực hết mình. Khó khăn và vất vả là thế nhưng niềm vui luôn nhân đôi mỗi khi được chứng kiến từng người bệnh được chữa khỏi và trở về với cuộc sống bình thường. Đó là sự hạnh phúc của mỗi một người bác sĩ, người cán bộ y tế.

 Bên cạnh đó, học tập ngành y luôn tốn nhiều thời gian hơn so với các ngành nghề khác, một người bác sĩ có thể trực tiếp tham gia công tác chữa bệnh, phẫu thuật phải có ít nhất 9 – 10 năm học tập “đằng đẵng” trên giảng đường và phòng thực hành, để khi đã có được thành công nhất định trong nghề thì tuổi tác đã lên hàng trên 35 tuổi, một người bác sĩ đạt được tiền tài và danh vọng đã phải chịu đựng nhiều đắng cay và tuổi tác đã trung niên.

Sự cực khổ của người cán bộ nghề y

Ngoài sự vất vả và khổ cực, người bác sĩ còn phải đối mặt những nguy hiểm cận kề, do môi trường bệnh viện có đủ loại người cùng nhiều loại bệnh khác nhau, có những bệnh nguy hiểm sẽ lây lan nhưng người bác sĩ đâu có quyền cũng không thể từ chối được, họ phải tiếp nhận và thực hiện tất cả những ca bệnh đến với mình.

Thành công đến muộn màng

Chúng ta ai cũng có thể nhận thấy rằng, người bác sĩ danh cao vọng trọng, đạt được sự thành công nhất định trong nghề đã là trong độ tuổi trung niên, còn người bác sĩ bắt đầu có sự thành công cũng là đã trưởng thành và dày dạn kinh nghiệm trong nghề, lúc đó họ mới có thể được đối xử công bằng và xứng đáng với những cố gắng mà họ đã cống hiến.

Một sinh viên Cao đẳng Điều dưỡng đang thực tập tại bệnh viện đã chia sẻ: “Nhiều người bác sĩ đã cống hiến và hy sinh rất nhiều, nhưng nếu bất cẩn gặp một sai sót nào đó cũng sẽ bị dư luận xã hội chỉ trích và quay lưng. Họ không quan tâm những cống hiến mà người bác sĩ đó đã làm, có thể đến lúc nghỉ hưu, già rồi họ mới được công nhận vị trí xứng đáng”.

Thành công nghề y  đến muộn màng

Người cán bộ y tế cũng chịu nhiều áp lực từ nhiều phía, đặc biệt là từ dư luận xã hội, bên cạnh sự thành công đến muộn trong nghề nghiệp. Mỗi một bước đi của họ đều có hàng ngàn con mắt “nhòm ngó”, nếu có việc nào phục vụ không đúng yêu cầu của người dân sẽ bị khiển trách ngay, có thể bị kỷ luật, thậm chí là mất việc. Làm việc dưới sự soi mói “chăm chăm” như thế thì liệu người bác sĩ có thể thật sự bình tĩnh và hoàn thành tốt được công việc với áp lực đè nặng như vậy? Dư luận xã hội vô hình chung đã tạo những áp lực lớn và đè nặng đôi vai của những người thầy thuốc, buộc họ phải cẩn thận và đề phòng nhiều hơn.

Chia sẻ của bạn An đang học Văn bằng 2 Cao đẳng Xét nghiệm cũng bùi ngùi: “Ngành nghề yêu cầu trình độ cao đối với người bác sĩ, nhưng dưới con mắt soi mói như thế họ khó có thể chú trọng vào công tác của mình mà họ sẽ cẩn trọng hơn để làm sao cho không phải là người trên “mũi nhọn” dư luận, thế nên chất lượng của công tác chữa trị sẽ bị giảm đi rất nhiều, người cán bộ cũng không còn nhiệt huyết với công việc khi phải luôn chịu cảnh như thế”.

Nghề y –  ngành nghề quan trọng bậc nhất trong xã hội, ngành nghề có liên quan đến tính mạng con người nên buộc người cán bộ phải cẩn thận nhất trong mọi hành động. Người thật sự đam mê và giàu lòng thương người luôn sẽ hoàn thành thật tốt công việc của mình, mặc dù thành công đến với họ có muộn màng hơn nhiều ngành nghề khác rất nhiều.

Nguồn: caodangyduochcm.edu.vn

Nhận xét

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TP Hồ Chí Minh

Cơ sở Quận Bình Tân: 913/3 Quốc lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân, TPHCM. Điện thoại: 0788.913.913 - 0886.355.355

Cơ sở Bình Thạnh: 37/3 Ngô Tất Tố, phường 21, quận Bình Thạnh, TPHCM. Tư vấn: 028.6295.6295 - 09.6295.6295

SHARE