Bệnh trĩ là gì? Dấu hiệu và nguyên nhân gây bệnh do...

Bệnh trĩ là gì? Dấu hiệu và nguyên nhân gây bệnh do đâu?

Hiện nay bệnh trĩ là một trong những bệnh rất nguy hiểm ảnh hưởng đến cuộc sống cũng như sinh hoạt, vậy nguyên nhân và dấu hiệu của bệnh như thế nào?

Bệnh trĩ là gì? Dấu hiệu và nguyên nhân gây bệnh do đâu?

Bệnh trĩ là gì?

Bệnh trĩ là hiện tượng khi các đám rối tĩnh mạch xung quanh ở các mô vùng hậu môn có sự căng giãn quá mức so với bình thường. Khi bị áp lực lớn, những tĩnh mạch bị căng phồng lên và gây nên hiện tượng sưng đỏ ở các mô, tạo thành các búi trĩ và nằm ở trong hậu môn hay nằm luôn ra bên ngoài. Cách chữa trị như thế nào cho đúng cách và hiệu quả là mối bận tâm của nhiều người khi mắc bệnh.

Bệnh được chia thành 2 dạng (tùy vào vị trí xuất hiện của búi trĩ), có thể chia thành trĩ nội và trĩ ngoại.

Trĩ nội: Khi các tĩnh mạch nằm bên trên đường lược bị phình giãn. Búi trĩ thường chảy máu, bị sung huyết và sẽ ngày càng phình to lên đến khi sa ra bên ngoài hậu môn.

Trĩ ngoại: Khi các trĩ được hình thành và phát triển bên dưới đường lược hậu môn. Bằng mắt thường chúng ta có thể thấy được các búi trĩ to lên bởi các tĩnh mạch xung quanh vùng hậu môn.

Bệnh nếu được phát hiện và điều trị sớm sẽ có khả năng khỏi bệnh cao hơn. Trường hợp nặng nhất phải điều trị bằng biện pháp phẫu thuật. Cần xác định sớm về nguyên nhân cũng như dấu hiệu gây ra bệnh để có biện pháp chữa trị đúng đắn và kịp thời.

Những nguyên nhân gây nên bệnh trĩ

Những nguyên nhân gây nên bệnh trĩ

Từ những thói quen hay những điều đơn giản í tai ngờ mà là nguyên nhân gây nên bệnh trĩ.

Bị táo bón nhiều ngày

Nguyên nhân phổ biến nhất gây nên bệnh trĩ là chứng táo bón lâu ngày. Vì bị táo bón nên phân sẽ bị khô cứng, để “tống khứ” phân ra bên ngoài buộc chúng ta phải dùng sức mạnh để rặn. Khi vấn đề này diễn ra thường xuyên sẽ dần dần hình thành các búi trĩ.

Vận động ít

Khi bạn đứng hoặc ngồi quá lâu ở cùng một tư thế, hay không thường xuyên vận động sẽ khiến cho máu trong cơ thể không được tuần hoàn như bình thường, làm các tĩnh mạch có tăng áp lực. Qua đó, các cơ ở hậu môn bị co thắt yếu dần và hình thành bệnh trĩ.

Thiếu nước gây nên bệnh trĩ

Bị thiếu nước trong cơ thể

Nếu cơ thể bị thiếu nước cung cấp đến các cơ quan, không chỉ dần gây nên bệnh táo bón mà còn ảnh hưởng đến việc lưu thông máu trong cơ thể. Khi các co bóp ở hậu môn có sự hoạt động kém bởi không đủ lượng máu hoạt động thì các búi trĩ dần dần được hình thành gây nên bệnh trĩ.

Quá trình mang thai và sinh con

Đối tượng thường có nguy cơ mắc bệnh trĩ cao nhất là những phụ nữ trong giai đoạn mang thai và sinh đẻ. Bởi việc theo kịp sự phát triển của em bé nên tử cung sẽ có kích thước to dần, ngày càng giãn nở to ra, cùng với đó là cân nặng khi mang bầu cũng gia tăng gây nên sức ép lớn ở hậu môn. Do đó, bệnh trĩ mới có thể hình thành và phát triển nhanh chóng trong giai đoạn mang thai.

Stress

Qua kết quả các nghiên cứu cho thấy, khi cơ thể bị căng thẳng kéo dài sẽ làm kích thích hệ thần kinh trung ương và làm tiết ra một chất gây mệt mỏi cho cơ thể, cùng với đó là khả năng co giãn các mô ở hậu môn cũng giảm. Do đó mà những người có dấu hiệu bị stress thường xuyên rất dễ có nguy cơ mắc bệnh trĩ cao.

Độ tuổi tác tăng dần

Khả năng co bóp đàn hồi của các cơ quanh vùng hậu môn sẽ ngày càng yếu dần theo thời gian, cùng với tuổi tác ngày một tăng. Do đó, các tĩnh mạch bị quá trình giãn nở dần dần hình thành các búi trĩ.

Mất cân bằng trong chế độ ăn uống

Những thức ăn cay nóng, đồ ăn giàu chất béo, chất đạm và chế độ ăn ít rau, qua quá trình nhiều lần tích tụ sẽ dễ khiến cơ thể bị táo bón lâu ngày và tích tụ hình thành các búi trĩ.

Mất cân bằng trong chế độ ăn uống

Quá trình lao động cực nhọc

Những người thường xuyên lao động những việc cực nhọc, lao động chân tay được sử dụng nhiều cũng sẽ dễ có khả năng bị bệnh trĩ bởi vùng quanh xương chậu chịu nhiều áp lực do công việc mang lại.

Các bệnh về đường ruột

Các biến chứng về bệnh đường ruột là một nguyên nhân gây nên bệnh trĩ, như các bệnh: viêm đại tràng, kiết lỵ, viêm trực tràng…Búi trĩ sinh ra khi người bệnh bị táo bón hay tiêu chảy không ổn định, làm những mô quanh hậu môn bị tổn thương.

Đi đại tiện chưa đúng cách

Khi bạn bị bệnh táo bón, cần dùng sức mạnh để rặn và tống phân ra ngoài. Khi ngồi lâu trong nhà vệ sinh hay việc vệ sinh sau khi đi đại tiện chưa sạch sẽ, cũng có thói quen vừa đi vệ sinh vừa đọc báo…nhiều yếu tố quy tụ gây nên những nguy cơ cho người bị bệnh trĩ.

Nguồn: caodangyduochcm.edu.vn

Nhận xét

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TP Hồ Chí Minh

Cơ sở Quận Bình Tân: 913/3 Quốc lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân, TPHCM. Điện thoại: 0788.913.913 - 0886.355.355

Cơ sở Bình Thạnh: 37/3 Ngô Tất Tố, phường 21, quận Bình Thạnh, TPHCM. Tư vấn: 028.6295.6295 - 09.6295.6295

SHARE