Các loại thuốc Tây y chữa bệnh viêm đại tràng là gì?

Các loại thuốc Tây y chữa bệnh viêm đại tràng là gì?

Việc sử dụng thuốc Tây để điều trị bệnh đại tràng cấp tính sẽ mang lại hiệu quả tức thời nhanh chóng, với một số loại đơn thuốc điều trị cùng những dấu hiệu cụ thể.

Các loại thuốc Tây y chữa bệnh viêm đại tràng là gì?

Viêm đại tràng và cách chữa bệnh đại tràng là gì?

Viêm đại tràng là một bệnh phổ biến về đường tiêu hóa, với những viêm loét giai đoạn đầu tuy không có nguy hiểm nhiều nhưng có nhiều rắc rối cho người bệnh trong cuộc sống sinh hoạt và làm việc. Tuy nhiên, nếu người bệnh chủ quan, không chú ý dẫn đến bệnh lan nhanh và biến chứng trở thành mãn tính, có nhiều nguy hiểm như polyp đại tràng, ung thư đại tràng…

Việc chữa bệnh viêm đại tràng bao gồm uống thuốc và phẫu thuật, làm giảm các dấu hiệu cùng triệu chứng ngắn hạn hay dài hạn của bệnh. Hiện nay có nhiều loại thuốc, sản phẩm thuốc Tây y dùng trong giảm, kìm chế các dấu hiệu của bệnh, làm giảm nhanh các triệu chứng bệnh.

Viêm đại tràng và cách chữa bệnh đại tràng là gì?

Các loại thuốc chữa bệnh viêm tràng là gì?

Thuốc chống viêm: là bước đầu trong việc chữa trị viêm đại tràng, bao gồm: Sulfasalazine (Azulfidine), Mesalamine (Tidocol, Rowasa, những loại khác), balsalazide (Colazal) và olsalazine (Dipentum), thuốc chống viêm tại đường tiêu hóa. Bên cạnh đó, thuốc có một số tác dụng phụ như nôn, buồn nôn, tiêu chảy, ợ nóng hay đau đầu.

Corticosteoid giúp giảm viêm hiệu quả nhưng có một số tác dụng phụ như huyết áp cao, gây tăng cân, loãng xương, tăng cao độ nhạy cảm của nhiễm trùng.

Ức chế lại hệ thống miễn dịch: Các loại thuốc có ảnh hưởng đến hệ miễn dịch hơn là điều trị viêm. Thuốc có nhiều tác dụng phụ như suy tủy xương, viêm gan, tuyến tụy, dị ứng…

Nhiều loại thuốc điều trị viêm đại tràng khác

Thuốc kháng sinh: Bệnh viêm đại tràng với nguyên nhân bởi ký sinh trùng, vi khuẩn, lao…Thuốc kháng sinh có thể giúp ngăn ngừa hay kiểm soát lây nhiễm đối với những người bị viêm đại tràng.

Metronidazol 250mg: 04 v/ngày, Biseptol 480mg: 02 v/ ngày, Ciprofloxacin 500mg: 04v/ngày, thời gian sử dụng thường 5 – 7 ngày.

Các nhóm thuốc co thắt lưng đại tràng, chống đau

Phloroglucinol (Spasfon)  viên 80 mg: 04 viên/ngày.

Viên đặt dưới lưỡi 80 mg: 02 viên/ngày.

Ống tiêm 40mg: 01 – 03 ống/ngày.

Thuốc có khả năng điều hòa rối loạn cơ nặng nhu động ruột về nhịp bình thường: Trimebutin (Debridat) viên 100mg. Liều dùng: 1 – 2 viên/3 lần/ngày.

Mebeverin (Duspatalin) viên nén 100mg Liều dùng: 1 – 2 viên x 3 lần/ngày.

Thuốc có tác dụng chống co thắt, làm giảm đau, giảm các triệu chứng: rối loạn vận động của đại tràng, đầy bụng khó tiêu. Các loại thuốc chống co thắt cơ trơn (Buscopan, Spasmaverin) làm giảm đau hiệu quả trong viêm đại tràng.

Các loại thuốc chống viêm đại tràng

Nhóm thuốc cầm tiêu chảy:

Actapulgite: Thuốc có khả năng bao phủ lớn, tạo một lớp màng đồng nhất sau khi vào ruột, giúp che chở hiệu quả cho niêm mạc, hấp thu chất độc và khí độc là nguyên nhân gây kích ứng niêm mạc. Thuốc còn giúp cầm máu ở những địa điểm do tác dụng của những yếu tố của tiến trình đông máu. Sử dụng trong thời gian khoảng 2 – 3 gói/ngày.

Loperamid: Thuốc giúp giảm nhu động đẩy tới, làm giãn thời gian lưu thông ruột, giúp tăng lực cơ thắt ở hậu môn, giảm sự không kiềm chế và gấp gáp. Thuốc còn giúp giảm số lần ở bệnh nhân mở thông hồi tràng, giảm thể tích của phân cũng như làm cứng cho độ đặc của phân. Liều thuốc uống khoảng từ 1 – 6 viên, với liều từ 1 – 2 viên/ngày.

Smecta: Thuốc có khả năng bao phủ niêm mạc rất lớn, làm tăng sức chịu đựng cả lớp gel trên niêm mạc khi bị tấn công. Với những hàng rào niêm mạc tiêu hóa, có độ bám cao nên giúp thuốc bảo vệ được niêm mạc tiêu hóa. Liều thuốc uống khoảng 2 – 3 gói/ngày.

Dưới 1 tuổi : 1 gói/ngày.

Từ 1 đến 2 tuổi: 1-2 gói/ngày.

Trên 2 tuổi : 2-3 gói/ngày.

Có thể hòa tan thuốc trong nước (50ml) uống trong ngày hoặc trộn thuốc với thức ăn sệt đối với trẻ em.

Người lớn có thể sử dụng trung bình 3 gói/ngày, hòa tan với nửa ly nước.

Nguồn: caodangyduochcm.edu.vn

Nhận xét

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TP Hồ Chí Minh

Cơ sở Quận Bình Tân: 913/3 Quốc lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân, TPHCM. Điện thoại: 0788.913.913 - 0886.355.355

Cơ sở Bình Thạnh: 37/3 Ngô Tất Tố, phường 21, quận Bình Thạnh, TPHCM. Tư vấn: 028.6295.6295 - 09.6295.6295

SHARE