Cần nên sớm quy hoạch lại các trường Đại học, Cao đẳng

Cần nên sớm quy hoạch lại các trường Đại học, Cao đẳng

Gần 3 năm nữa sẽ hết hiệu lực quyết định 37 thế nhưng việc quy hoạch lại các trường Đại học, Cao đẳng vẫn chưa  đi đúng với mục tiêu được đặt ra.

Cần nên sớm quy hoạch lại các trường Đại học, Cao đẳng

Thực tế quá tải trường Đại học, Cao đẳng

Quyết định 37 đã quy định đến năm 2020, trên địa bàn cả nước ta sẽ có 460 trường Đại học, Cao đẳng, bao gồm 224 trường Đại học và 236 trường Cao đẳng. Tuy nhiên, tại Hội nghị phương hướng nhiệm vụ của năm học 2017 – 2018 vừa qua, Bộ GD – ĐT cho biết, hiện nay nước ta đã có 235 trường Đại học, học viện. Như vậy, nước ta vẫn vượt mục tiêu của Quyết định 37 là 9 trường Đại học, mặc dù thời gian chưa đến năm 2020.

Hiện tại, 2 trường Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia TPHCM đã có khoảng 42.000 sinh viên, những trường Đại học trọng điểm khác khoảng 35.000 sinh viên, các trường Đại học, viện đào tạo các ngành y tế, văn hóa, xã hội khoảng 8.000 sinh viên, các trường Đại học, học viện đào tạo các ngành kỹ thuật, kinh tế, sư phạm, công nghệ và các lĩnh vực khác có gắn với kinh tế – kỹ thuật khoảng 15.000 sinh viên…Tuy nhiên, tính đến năm 2020 nước ta sẽ vượt mục tiêu đã đề ra.

Những chỉ tiêu đặt ra về quy mô đào tạo các trường Đại học, Cao đẳng xác định trên các điều kiện như: số lượng, chất lượng giảng viên, phòng học, phòng thí nghiệm, cơ sở vật chất, sự quản lý nhà trường…còn phải có sự cân đối và phù hợp với các trường, bậc đào tạo, năng lực quản lý để đảm bảo được chất lượng đào tạo ngày càng tăng và nâng cao.

Thực tế quá tải các trường Đại học, Cao đẳng

Cần triển khai quy hoạch lại các trường

Nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD – ĐT – ông Lê Viết Khuyến cho biết, không phải lần đầu tiên mà có nhiều đợt đưa ra chủ trương quy hoạch lại mạng lưới các trường Đại học vào những năm 90 của thế kỷ trước và làm rất quyết liệt. Ngày xưa, trường Đại học tư thục chưa được xây dựng, trường Đại học công lập vẫn chưa có số lượng nhiều nhưng trường công lại vượt quá khả năng đầu tư của nhà nước cho việc giáo dục. Tuy nhiên, có nhiều sự chỉ đạo do các lãnh đạo chỉ đạo nhưng vẫn chưa có kết quả khả thi.

Nguyên nhân được lý giải là do cách nghĩ, cách sống của người Việt Nam ta từ xưa đến nay, tách ra thì dễ nhưng nhập vào thì khó, thế nên những chủ trương thay đổi, quy hoạch đã có những sự phản ứng đến từ phía các trường, không trường nào muốn sáp nhập lại với trường khác. .  “Nhưng cho đến nay, khi số lượng các trường đã phình ra nhiều, nếu không làm thì chết”  ông Lê Viết Khuyến nhấn mạnh. Giao quyền tự chủ cho các trường là chủ trương, giải pháp quy hoạch mạng lưới một cách tự nhiên.

“Nghị quyết 19 của Trung ương đã thể hiện quyết tâm cao của Đảng và Nhà nước trong việc quy hoạch sắp xếp mạng lưới các trường ĐH. Cùng với việc tinh giảm biên chế sẽ là điều kiện để thực hiện việc này. Nếu không tái cấu trúc, không  quy hoạch lại mạng lưới thì sẽ không thể kiếm đâu ra nguồn tài chính đầu tư để nuôi bộ máy quá lớn như hiện nay” – chủ trương mới được ông Lê Viết Khuyến đưa ra thực sự cần có được sự quyết tâm cao của toàn hệ thống giáo dục.

Nguồn: caodangyduochcm.edu.vn

 

Nhận xét

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TP Hồ Chí Minh

Cơ sở Quận Bình Tân: 913/3 Quốc lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân, TPHCM. Điện thoại: 0788.913.913 - 0886.355.355

Cơ sở Bình Thạnh: 37/3 Ngô Tất Tố, phường 21, quận Bình Thạnh, TPHCM. Tư vấn: 028.6295.6295 - 09.6295.6295

SHARE