Chảy máu cam ở trẻ và những điều cần biết

Chảy máu cam ở trẻ và những điều cần biết

Chảy máu mũi, còn được biết đến như là chảy máu cam, là hiện tượng mà máu từ niêm mạc của mũi chảy ra phía trước hoặc sau vào họng. Thường xuyên gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là ở độ tuổi từ 3 đến 8.

Nguyên nhân gây chảy máu cam ở trẻ nhỏ

Theo các bác sĩ, Giảng viên Cao đẳng Dược cho hay, Có một số nguyên nhân phổ biến ảnh hưởng đến các mạch máu này và dẫn đến tình trạng chảy máu cam ở trẻ:

Nhóm nguyên nhân phổ biến

  • Chảy máu mũi không rõ nguyên nhân chiếm tỷ lệ cao lên đến 90%, thường không gây ra vấn đề nghiêm trọng nhưng có thể tái phát liên tục, gây lo lắng cho phụ huynh.

Nhóm nguyên nhân ít phổ biến hơn

  • Dị vật mắc kẹt trong mũi: thường kèm theo chảy máu một bên, mũi có mùi khó chịu, và nghẹt mũi.
  • Viêm mũi xoang.
  • Một số bệnh lý liên quan đến hệ thống máu.

Nguyên nhân hiếm gặp

  • Sự tồn tại của u vách ngăn, u xơ ở vòm mũi họng,…
  • Các bệnh lý đặc biệt liên quan đến mạch máu.

Cách xử lý khi bé bị chảy máu cam?

Xác định bên mũi chảy máu

Trẻ nhỏ thường chảy máu cam từ một bên mũi. Tuy nhiên, khi trẻ bị chảy máu, thường dụi mũi làm khó phân biệt máu chảy từ bên nào. Do đó, khi phát hiện trẻ bị chảy máu cam, mẹ không nên để trẻ dụi mũi thêm. Sau khi lau sạch mũi, mẹ hãy đặt đầu trẻ hơi cúi về phía trước để máu chảy ra, từ đó xác định bên mũi nào chảy máu. Điều này cũng giúp tránh máu chảy ngược về họng, gây nôn mửa.

Cầm máu

Sử dụng ngón tay đè lên cánh mũi của trẻ, hơi ngửa đầu trẻ lên một chút và giữ vị trí đó khoảng 5 – 10 phút để máu ngừng chảy. Không nên bóp phần xương sống mũi hoặc chỉ ấn một bên cánh mũi vì điều này không chỉ không giúp cầm máu mà còn làm trẻ đau. Cũng không nên thả tay ra quá sớm hoặc nhiều lần vì có thể khiến máu vẫn tiếp tục chảy.

Chăm sóc sau chảy máu cam cho trẻ

Hãy cho trẻ nghỉ ngơi trong tư thế yên bình. Nếu máu cam vẫn tiếp tục chảy và rơi vào cổ họng, đặt trẻ nằm nghiêng để máu chảy ra ngoài. Tránh để trẻ nuốt máu vì có thể gây ngộ độc, nôn mửa và đau bụng.

Phòng tránh chảy máu cam ở trẻ

  • Vệ sinh mũi cho trẻ: Duy trì vệ sinh mũi cho trẻ bằng cách sử dụng nước muối sinh lý với tần suất khoảng 1 – 2 lần mỗi tuần để ngăn ngừa các vấn đề về xoang. Tuy nhiên, không nên sử dụng quá thường xuyên vì điều này có thể làm mất chất nhầy tự nhiên trên niêm mạc mũi, dẫn đến khô mũi, nhiễm khuẩn và tổn thương niêm mạc mũi.
  • Giữ ẩm cho mũi trẻ: Bôi vaseline lên phần trước của vách mũi để giữ ẩm cho mũi. Đồng thời, đảm bảo trẻ uống đủ nước để duy trì cân bằng độ ẩm của cơ thể với môi trường bên ngoài. Điều này giúp giảm nguy cơ chảy máu cam do niêm mạc mũi bị khô.

Khi con bị chảy máu cam, có cần đi khám bác sĩ?

Giảng viên tại Cao đẳng Y Dược Hà Nội thông tin thêm, Chảy máu cam là một phản ứng thường gặp ở trẻ để đáp ứng lại các kích thích từ môi trường sống. Tuy nhiên, cha mẹ không nên chủ quan khi:

  • Con chảy máu cam liên tục và không ngừng sau hơn 7 – 10 phút kể từ khi bóp mũi. Trong tình huống này, cha mẹ cần đưa trẻ đến trung tâm y tế gần nhất để được sơ cứu, ngăn chặn mất máu ở trẻ.
  • Trẻ thường xuyên bị chảy máu cam mà không rõ nguyên nhân hoặc có nhiều lần lặp đi lặp lại. Đây có thể là dấu hiệu của vấn đề sức khỏe ở mũi của trẻ. Cha mẹ cần đưa con đi khám kịp thời để tìm ra nguyên nhân và có giải pháp điều trị phù hợp.
  • Trẻ bị chảy máu mũi kèm theo xuất hiện các vết tím bầm trên cơ thể hoặc chảy máu đồng thời ở các khu vực khác như trong phân, nước tiểu,… Đây có thể là dấu hiệu của các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng và cần được đánh giá và điều trị ngay lập tức.
  • Trẻ đang mắc các bệnh lý khác ảnh hưởng tới chức năng đông máu như bệnh gan, bệnh thận, bệnh hemophilia,… Trong trường hợp này, việc chảy máu cam có thể là biểu hiện của các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng và cần được theo dõi và điều trị chuyên môn. Đồng thời, cha mẹ cần thông báo cho bác sĩ về các triệu chứng và bệnh lý khác mà trẻ đang gặp phải.

Tổng hợp bởi: https://caodangyduochcm.edu.vn/

Nhận xét

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TP Hồ Chí Minh

Cơ sở Quận Bình Tân: 913/3 Quốc lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân, TPHCM. Điện thoại: 0788.913.913 - 0886.355.355

Cơ sở Bình Thạnh: 37/3 Ngô Tất Tố, phường 21, quận Bình Thạnh, TPHCM. Tư vấn: 028.6295.6295 - 09.6295.6295

SHARE