Cơ thể con người bị “tàn phá” mạnh mẽ bởi rượu như...

Cơ thể con người bị “tàn phá” mạnh mẽ bởi rượu như thế nào?

Theo kết quả của các nghiên cứu, cho thấy ngay khi giọt rượu đầu tiên vào cơ thể đã có “sức công phá” lớn với cơ thể người uống, đặc biệt là đối với não bộ.

Hãy bảo vệ sức khỏe của bản thân và hạn chế với mức độ và liều lượng sử dụng men rượu hợp lý, đạt tiêu chuẩn trong những cuộc vui cùng bạn bè.

Cơ thể con người bị “tàn phá” mạnh mẽ bởi rượu như thế nào?

Theo lượng cồn trong máu và phản ứng của cơ thể

Lượng cồn nồng độ 0%: Khi ly rượu đầu tiên được vào cơ thể, trong thời gian một giờ cơ thể con người có thể xử lý được với liều lượng rượu ít. Cồn qua quá trình “vui chơi” cùng bạn bè, xâm nhập vào máu qua đường niêm mạc của dạ dày, cũng có thể ngấm vào một cách chậm rãi qua dạ dày và ruột.

Lượng cồn nồng độ 0,03%: Khi liều lượng rượu ở mức độ này vào cơ thể người, do các mạch máu bắt đầu dần dần giãn ra và bạn sẽ cảm thấy trong người nóng dần lên. Qúa trình tiết ra endorphin và serotonin trong não bộ được thúc đẩy nên cồn có thể khiến cho tâm trạng và cảm xúc của bạn sẽ trở nên mãnh liệt hơn so với bình thường. Khi bạn uống một lượng rượu với nồng độ vừa đủ thì đấy là những phản ứng bình thường, không gây hại cho cơ thể. Qua đó, khi uống với liều lượng rượu hợp lý còn giúp bạn phòng chống một số bệnh về tim mạch hiệu quả.

Lượng cồn nồng độ 0,08%: Nồng độ cồn 0,08% tương đương với 3 cốc rượu đối với một người đàn ông có cân nặng 80kg uống trong thời gian 1 giờ, hoặc khoảng gần 3 cốc rượu đối với một người phụ nữ tương tự cân nặng uống trong 1 giờ. Khi uống với nồng độ như vậy, người uống sẽ bị cấm điều khiển các phương tiện giao thông. Thế giới rèm

Tác hại “khôn lường” của rượu đến cơ thể

Lượng cồn nồng độ 0,12%: Khả năng phán đoán và phối hợp của con người dần dần bị suy giảm khi lượng rượu vào cơ thể với nồng độ ở mức 0,12%. Khả năng để kiểm soát hành động cũng như lời nói của người uống sẽ bị kém đi, tình trạng nói lắp xuất hiện, họ dường như khó có thể kiềm chế hành vi của bản thân.

Lượng cồn mà gan cần phải xử lý và phân giải ngày càng lớn khi uống càng nhiều. Chất độc toxin được tiết ra trong quá trình nồng độ cồn càng tăng, áp lực lên gan ngày càng cao và có thể tạo ra mỡ cùng các mô sẹo, chức năng gan bị suy giảm nhiều.

Lượng cồn nồng độ 0,2%: Khi lượng rượu vào cơ thể với nồng độ đạt 0,2%, hành vi cũng các chức năng thần kinh của con người dường như mất khả năng kiểm soát. Bởi các chức năng truyền dẫn thần kinh trong não bộ bị rối loạn bởi rượu, có người còn bị mất khả năng hoạt động tình dục, tình trạng mất ngủ thường xuyên diễn ra.

Lượng cồn nồng độ 0,3%: Ý thức cũng như hệ thống thần kinh trung ương trở nên bị trì trệ khi lượng cồn vào cơ thể bạn vượt quá nồng độ 0,3%. Qua đó, khả năng bị ngộ độc rượu tăng cao và thậm chí có thể dẫn đến tử vong.

Cồn khiến con người mất khả năng kiểm soát bản thân

Những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng của cơ thể xử lý cồn?

Sinh lý: Những yếu tố về mặt sinh lý có thể ảnh hưởng đến khả năng xử lý lượng cồn của cơ thể, như các yếu tố về thực phẩm, nhân tố di truyền, thói quen tập thể dục, khả năng trao đổi chất hay việc sử dụng thuốc…

Giới tính: Khả năng của lý cồn của đàn ông sẽ khác biệt so với khả năng xử lý cồn của phụ nữ, dù cho họ có cùng kích thước cơ thể. Bởi từ sự khác biệt giữa lượng nước trong cơ thể của mỗi người khác nhau, các loại men gan chỉ có trong cơ thể của đàn ông mà xuất hiện tình trạng khác biệt này. Ngoài ra, yếu tố hormone cũng có đóng góp trong việc khác biệt này.

Tính cá thể: Dù lượng cồn trong cơ thể đạt đến mức cao nhưng vẫn có một số người có thể giữ nguyên được trạng thái của mình, họ có thể tỉnh táo trong việc xử lý với những hành động như người bình thường. Những phản ứng của người say rượu có thể xuất hiện sớm hay muộn, tùy vào mỗi người khác nhau.

Nguồn: caodangyduochcm.edu.vn

Nhận xét

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TP Hồ Chí Minh

Cơ sở Quận Bình Tân: 913/3 Quốc lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân, TPHCM. Điện thoại: 0788.913.913 - 0886.355.355

Cơ sở Bình Thạnh: 37/3 Ngô Tất Tố, phường 21, quận Bình Thạnh, TPHCM. Tư vấn: 028.6295.6295 - 09.6295.6295

SHARE