Động lực đổi mới ra sao khi lương giáo viên “chạy tại...

Động lực đổi mới ra sao khi lương giáo viên “chạy tại chỗ”

Sự đổi mới, sáng tạo rất cần trong môi trường học tập, nhưng liệu có động lực đổi mới không nếu những công lao của giáo viên không được đền đáp xứng đáng.

Động lực đổi mới ra sao khi lương giáo viên cứ “chạy tại chỗ” 

Sách hay cũng không thể thiếu thầy giỏi

Người thầy giáo đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc học tập của các em học sinh, giảng dạy và dẫn dắt học sinh trong việc học, giúp các em học hỏi những kiến thức hay và bổ ích không chỉ là những bài học đã có trong chương trình giảng dạy của sách giáo khoa mà còn được bổ sung thêm những kiến thức xã hội xã hội mới mẻ.

Bên cạnh đó, người giáo viên là người “lái đò” trên con thuyền học học vấn của các em học sinh, việc con thuyền có đi đúng hướng và đến đích hay không phụ thuộc chặt chẽ vào người lái đò. Thế nên, vai trò của người thầy giáo vô cùng quan trọng trong việc cung cấp những kiến thức chính xác và đúng đắn cho học sinh. Bạn có thể đọc những cuốn sách hay và mới lạ nhưng liệu bạn có thể học được và hiểu được hết những kiến thức có trong sách nếu không có người dẫn dắt đúng đắn?

“Nếu không có người thầy tốt, mọi cuốn sách hay đều trở nên vô nghĩa. Người thầy sẽ biến một cuốn sách bình thường thành cuốn sách tốt và ngược lại. Do đó, cuộc đổi mới giáo dục nếu không bắt đầu từ người thầy thì coi như thất bại” – thầy Dũng, hiệu trưởng Trường Tiểu học Xuân Đường (Đồng Nai) nhận định về việc đổi mới giáo dục.

Sách hay không bằng thầy giỏi

Để phát huy hết những sự sáng tạo của học sinh trong việc học tập rất cần đội ngũ giáo viên hỗ trợ và dìu dắt, bên cạnh đó, vai trò của những người quản lý giáo dục cũng quan trọng không kém. “Giáo viên cần phải đổi mới liên tục, tìm tòi liên tục trong khi lương không tăng, điều kiện làm việc không có gì thay đổi. Nói giáo viên đổi mới là cực kỳ khó. Nếu chỉ đưa ra những mệnh lệnh và con dấu vô tình thì giáo viên sẽ có cách đối phó của họ. Nói làm sao để người ta tin, nghe, cùng làm mới là việc khó” – thầy Dũng chia sẻ.  Ông nhận định: “Để có những người thầy tốt phát huy được tất cả sự sáng tạo, trách nhiệm thuộc về hiệu trưởng, những người quản lý giáo dục”.

Quan trọng nhất vẫn là tự học

Người giáo viên có giỏi giang đến mấy nhưng nếu những em học sinh vẫn không chịu học tập hay lười biếng thì cũng sẽ khó có thể tiếp thu bài giảng, thế nên, quan trọng nhất vẫn là việc tự học của những em học sinh, nó quyết định cuối cùng đến kết quả học tập.

“Tôi đã tham dự nhiều giờ dạy, chia sẻ trăn trở của thầy cô để làm sao bảo đảm thời lượng, bảo đảm chuẩn kiến thức, kỹ năng và cho mỗi học sinh được làm, được phát biểu, được hỏi nhiều nhất trong từng hoạt động học. Tôi cho rằng giá trị cốt lõi của mô hình trường học mới mà chúng tôi đang áp dụng là hình thành, phát triển kỹ năng tự học như một kho tàng mà những thầy cô giáo chúng ta có thể nghiên cứu và khai thác” – thầy Dũng tâm sự.

Quan trọng nhất vẫn là tự học

Việc tự học rất quan trọng trong việc tiếp thu của các em học sinh, để có thể ghi nhớ và hiểu rõ những kiến thức đã được học cũng như những kiến thức mới mẻ mà các em đã tìm tòi và học hỏi. Trong tương lai học sinh có thể sẽ giỏi hơn nếu có đầy đủ những thiết bị học tập được trang bị tiên tiến và hiện đại để học sinh có thể dễ dàng hơn trong việc tiếp cận kiến thức mới. Tuy nhiên, có nhiều nỗi băn khoăn về việc những em học sinh hiện nay đang có xu hướng sống ích kỷ, tự phụ hoặc thiếu những kỹ năng sống cùng khả năng hòa nhập với xã hội…

 “Đây là một trong những điều đáng lo nhất. Tôi cho rằng học giỏi là tốt nhưng quan trọng hơn là các em học xong phải biết hòa nhập cộng đồng, biết hợp tác, biết điều phối công việc, phát huy sức mạnh cá nhân trong tập thể. Thiếu những kỹ năng đó, học sinh không thể thành công. Điều này hoàn toàn có thể khắc phục được nếu giáo viên được định hướng theo phương pháp của trường học mới. Giáo viên từ vai trò người giảng dạy chuyển sang là người định hướng, điều phối” – thầy Lê Đức Dũng khẳng định.

Việc điều hòa và quản lý về quy trình giảng dạy của giáo viên cũng như với việc học của học sinh cho hợp lý, phù hợp rất cần những nhà quản lý giáo dục tâm lý trong vấn đề lương bổng của giáo viên cũng như tạo những điều kiện thuận lợi cho sự sáng tạo của những em học sinh trong quá trình học.

Nguồn: caodangyduochcm.edu.vn

 

Nhận xét

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TP Hồ Chí Minh

Cơ sở Quận Bình Tân: 913/3 Quốc lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân, TPHCM. Điện thoại: 0788.913.913 - 0886.355.355

Cơ sở Bình Thạnh: 37/3 Ngô Tất Tố, phường 21, quận Bình Thạnh, TPHCM. Tư vấn: 028.6295.6295 - 09.6295.6295

SHARE