LỢI ÍCH TỪ CÀ GAI LEO

LỢI ÍCH TỪ CÀ GAI LEO

Cà gai leo được nhiều người biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như Cà gai dây, Cà vạch, Cà quýnh, Cà lù, Gai cườm. Với đặc điểm tên khoa học là Solanum procumbens Lour. họ Cà (Solanaceae). Thường được trồng ở các tỉnh miền Bắc và miền Trung nước ta.

<center><em>Cà gai leo với nhiều ứng dụng điều trị trên lâm sàng</em></center>
Cà gai leo với nhiều ứng dụng điều trị trên lâm sàng

Đặc điểm thực vật của Cà gai

Một vài nét về đặc điểm thực vật của Cà gai leo được biết đến như sau:

Dược sĩ Cao đẳng Dược cho biết – Cà gai leo là một loại cây leo nhỏ, thường mọc leo hay bò, có chiều dài khoảng hơn 1m. Thân cây hóa gỗ ở gốc, thân cây nhẵn và có phân cành nhiều, được bao phủ bởi lớp lông mảng hình sao và nhiều gai cong có màu vàng, các cành non lan tỏa rộng.

Cà gai leo có lá mọc so le, có hình dạng bầu dục hoặc hơi thuôn, gốc lá tròn hoặc có hình nêm, đầu lá có đỉnh tròn, phiến lá xẻ thùy không đền, bề mặt trên của phiến lá có màu đậm, trong khi bề mặt dưới có lớp lông tơ màu trắng dày đặc, cả hai mặt đều có các gai ở các gân chính, đặc biệt là ở phía trên của lá; cuống lá cũng có gai.

Cà gai leo có hoa màu trắng hoặc có thể có màu tím nhạt, chúng mọc thành từ 2 đến 5 bông hoa ở các kẽ lá, đôi khi có thể có từ 7 đến 9 bông (tạo nên cụm hoa xim), đài hoa có lớp lông và chia thành 4 cánh hình trái xoan nhọn, nhị hoa có màu vàng, với chỉ nhị phình ở gốc.

Quả của cà gai leo thuộc loại quả mọng, hình cầu, có cuống dài, màu vàng, khi chín màu đỏ.

Hạt hình thận màu vàng và dẹt.

Cây cà gai leo ở nước ta thường thấy mọc hoang ở khắp mọi nơi, chủ yếu xuất hiện nhiều ở tỉnh Thái Bình, Nam Hà, Thanh Hóa, Nghệ An. Thường được trồng ở ven hàng rào.

Cây cà gai leo cũng được phân bố chủ yếu ở một số nước có khí hậu nhiệt đới như Campuchia, Thái Lan, đảo Hải Nam – Trung Quốc.

<center><em>Cà gai leo và những công dụng điều trị bệnh lý về gan</em></center>
Cà gai leo và những công dụng điều trị bệnh lý về gan

Bộ phận dùng – thua hái và chế biến Cà gai leo

  • Rễ (Radix Solani)
  • Cành (Caulis Solani)
  • Lá (Folium Solani)

Dược liệu cà gai leo được thu hái suốt năm. Bộ phận dùng là rễ thường được đào về rửa sạch, cắt lát mỏng rửa sạch phơi khô. Cũng có thể được nấu thành cao lỏng.

Tính (khí) vị: có tính ấm và vị hơi the, đắng, có hơi độc.

Đặc điểm về thành phần hóa học của Cà gai leo?

Rễ có chứa alcaloid, flavonoid, saponosid (saponin steroid) (solasodin, solasolinon, diosgenin) và tinh bột.

Rễ và lá cà gai leo có chứa Cholesterol, lanosterol, dihydrolanosterol, β – sitosterol; alcaloid là solasodenon; 2 aglycon là solasodin và neochlorogenin.

Tác dụng – công dụng của dược liệu Cà gai leo

Theo y học cổ truyền:

Theo Đông Y cà gai leo có tác dụng giúp ổn định tế bào gan, tăng cường chức năng giải độc của gan.

Y học hiện đại:

Đã chứng minh cà gai leo có những hoạt chất quý giúp ích tế bào cho gan. Đặc biệt dược liệu này có tác dụng giúp hỗ trợ điều trị viêm gan B mãn tính thể hoạt động rất hiệu quả.

Nhìn chung cà gai leo được dùng để chữa đau nhức xương, phong thấp, tiêu độc, trừ ho, tiêu đờm, chữa trị rắn cắn.

Ngoài ra, dạng bào chế là cao lỏng của cà gai leo được ngậm chữa viêm lợi, viêm răng. Dùng rễ cà gai leo để phòng say rượu, giã rượu, chữa rắn cắn.

<center><em>Sử dụng trà cà gai leo mỗi ngày để phòng ngừa hen suyễn </em><center>
Sử dụng trà cà gai leo mỗi ngày để phòng ngừa hen suyễn

Một số bài thuốc có sử dụng Cà gai leo

  • 1. Chữa phong thấp:

Lấy lần lượt rễ cà gai leo, rễ xấu hổ, thổ phục linh, rễ cỏ xước, kê  huyết đằng, rễ cỏ tranh, mỗi loại 16 gam. Tất cả dược trên được cho vào ấm sắc và uống.

Lấy lần lượt rễ cà gai leo, vỏ chân chim, rễ cỏ xước, dây đau xương, kê huyết đằng, rễ tầm xuân, mỗi loại 20 gam. Tất cả dược trên được cho vào ấm sắc và uống.

  • 2. Chữa tê thấp, bàn chân tê buốt, sợ nước, sợ lạnh, khớp xương đau buốt:

Lấy lần lượt rễ cà gai leo, rễ lá lốt, quýt rừng, rễ gấc, rễ xuyên tiêu, cốt khí củ, mỗi loại khoảng 30 gam. Tất cả dược trên được cho vào ấm sắc và uống.

  • 3. Chữa ho, ho gà:

Lấy rễ cà gai leo 10 gam, lá chanh 30 gam. Tất cả dược liệu trên được sắc trong ấm và uống 2 lần trong ngày.

  • 4. Chữa rắn cắn sưng tấy, đau nhức:

nước Lào trong theo kinh nghiệm dân gian, sau khi bị rắn cắn để cấp cứu kịp thời, có thể Nlấy 30 – 50 g rễ cà gai leo (dùng tươi), loại bỏ đất cát và rửa sạch, giã nhuyễn, trộn với khoảng 200 ml nước đun sôi để nguội, dùng dịch nước cho uống ngay. Uống 2 lần/ ngày. Ngày tiếp sau, cho uống dịch nước sắc rễ cà gai leo (dùng khô) (10 – 30 g rễ khô, chặt nhỏ, sao vàng, nấu với khoảng 600 ml nước còn khoảng 200 ml). Uống 2 lần/ ngày. Dùng 3 – 5 ngày sẽ khỏi hẳn.

Một vài điểm cần lưu ý khi sử dụng cà gai leo để trị bệnh gan ngày nay

Dược sĩ, giảng viên Cao đẳng Dược Y Dược TPHCM chia sẻ nếu thuốc không đảm bảo chất lượng, việc sử dụng cà gai leo có thể không chỉ không đem lại hiệu quả mà còn tiềm ẩn nguy cơ gây ra ngộ độc và gánh nặng cho hệ gan. Điều này có thể dẫn đến ảnh hưởng xấu đến bệnh tình của bạn. Vì vậy, việc sử dụng thuốc nên được thực hiện sau khi được tư vấn và chỉ định bởi một bác sĩ có chuyên môn.

Nhận xét

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TP Hồ Chí Minh

Cơ sở Quận Bình Tân: 913/3 Quốc lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân, TPHCM. Điện thoại: 0788.913.913 - 0886.355.355

Cơ sở Bình Thạnh: 37/3 Ngô Tất Tố, phường 21, quận Bình Thạnh, TPHCM. Tư vấn: 028.6295.6295 - 09.6295.6295

SHARE