Nghề y cần lắm những sự thấu hiểu

Nghề y cần lắm những sự thấu hiểu

Bởi vì đặc trưng của nghề y vốn mang nhiều sự “nhạy cảm”, bởi có liên quan đến tính mạng của con người nên người thầy thuốc thường bị soi mói về vấn đề y đức rất gay gắt.

Nghề y cần lắm những sự thấu hiểu

Là ngành nghề nhạy cảm

Ngành nghề nhạy cảm bởi vì chính những đặc tính của “nó” là khám và chữa bệnh cho mọi người, liên quan và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của con người, thế nên những đội ngũ cán bộ ngành y đều sống dưới “con mắt” của xã hội.

Ngành y phải chịu đựng những sự soi mói và “bới móc” của mọi người, từ bệnh nhân, người nhà bệnh nhân, đến những ngoài xã hội. Nếu có sai sót một vấn đề nào đó bất kỳ để lại hậu quả thì người bác sĩ có thể sẽ bị “dìm” của xã hội, của những “anh hùng bàn phím”, là những thành phần rảnh rỗi và lấy chuyện của người khác ra để bình luận và làm trò vui.

Những thiếu sót dù rất nhỏ của cán bộ ngành y cũng sẽ bị dư luận xã hội “định tội” và lan truyền rộng rãi để “phỉ báng”. Hoặc khi những nguyên nhân đến từ người bệnh chưa hiểu rõ hay không tuân thủ theo những lời dặn của bác sĩ về cách sử dụng cũng như liều lượng thuốc dùng…mà khi để xảy ra sự cố làm ảnh hưởng đến tính mạng người thì mọi trách nhiệm sẽ đều bị quy tụ cho người bác sĩ, bởi lý do “người bệnh có biết gì đâu”, sẽ đẩy hết cho người bác sĩ mà không biết đâu mình cũng có trách nhiệm trong sự việc ấy.

Nghề y là ngành nghề nhạy cảm

Với hơn 7 năm công tác ở khoa cấp cứu ở một bệnh viện cấp tỉnh, Điều dưỡng viên chị Minh Ngọc chia sẻ: Người cán bộ y tế, đặc biệt là những bác sĩ là người trực tiếp làm việc và giải quyết những thắc mắc cũng như những vấn đề cho bệnh nhân. Do đó, nếu có vấn đề nào xảy ra, những bất cập như : thuốc uống, quá tải bệnh nhân, khiếu nại… đều sẽ tìm đến người bác sĩ, trong đó có nhiều vấn đề không nằm trong phạm vi giải quyết của bác sĩ. Người làm nghề y cũng chỉ là người, họ không phải là “thần thánh”, cũng giống như bao người khác, họ có đủ “hỷ, nộ, ái, ố” và không hoàn hảo nên sẽ cũng có những thiếu sót xảy ra là khó có thể tránh khỏi.

Cần thấu hiểu hai chữ “y đức”

Người bác sĩ làm nhiệm vụ chữa bệnh, cứu người cần hội tụ hai điều kiện đầy đủ là trình độ chuyên môn và có đạo đức tốt. Công việc hàng ngày người bác sĩ phải thực hiện là khám bệnh, chuẩn đoán, đưa ra cách điều trị hợp lý, đi thăm bệnh thường xuyên, đối với người bác sĩ ngoại khoa còn là người trực tiếp cầm dao mổ, ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của người bệnh.

Chuyên môn cao thực hiện công việc một cách thành thạo và chính xác, đòi hỏi người bác sĩ phải thật sự nghiêm túc và học tập đầy đủ những kiến thức chuyên ngành và các biến chứng có thể xảy ra, tìm hiểu nguyên nhân cũng như các cách điều trị hợp lý các bệnh mới cũng như những bệnh đã được học để chưa trị cho người bệnh được kịp thời.

Công việc của người bác sĩ không đơn thuần là một công việc, có thể làm để kiếm sống, mà nghĩa vụ thiêng liêng của họ là cứu người. Bởi vậy, người bác sĩ cần phải hết sức thận trọng trong mọi hành động, những sai sót nào xảy ra dù cho bất cứ nguyên nhân nào, khách quan hay chủ quan đều liên quan đến mạng người. Chính vì thế, người bác sĩ cần có kiến thức thật tốt và tấm lòng yêu thương con người và đạo đức nghề nghiệp thật chuẩn mực.

Cần thấu hiểu hai chữ “y đức”

“Y đức” là hai chữ thiêng liêng, chuẩn mực được đặt ra mà mỗi một người ngành y đều được học tập ngay từ khi ngồi trên ghế giảng đường. Công việc ngành y nhiều khổ cực và áp lực từ nhiều phía, nên người thầy thuốc cần có đủ đạo đức nghề nghiệp để thực hiện những công việc của mình một cách tự nguyện, không bị ép buộc: đang ăn uống, nghỉ ngơi hay bất kỳ việc  gì mà có ca bệnh gấp cũng phải bỏ lại tất cả và đến với bệnh nhân một cách tình nguyện và nhanh nhất có thể để làm nhiệm vụ của mình.

“Có hôm đang ăn vội bữa cơm mà có cấp cứu gấp tôi lại bỏ quên cơm nước mà tất bật chạy đến, có ca phải đứng hàng mấy giờ trong phòng phẫu thuật, khi ra khỏi phòng cả người tôi rã rời, tưởng chừng như muốn ngất xỉu. Nhưng tất cả vì công việc, vì người bệnh tôi cũng cố gắng vượt qua những khó khăn cùng mệt nhọc mỗi ngày như thế” – chia sẻ của chị Hằng, Điều dưỡng viên đang theo học Văn bằng Cao đẳng Dược ở thành phố.

Nghề y cao quý và thiêng liêng, nhận được sự quan tâm, quý trọng của xã hội. người làm nghề y cần hội tụ kinh nghiệm và đạo đức nghề nghiệp thật chuẩn mực nhất. Tuy nhiên, không có ai là hoàn hảo và người làm nghề y cũng vậy, ta cần có những cái nhìn khác hơn và thấu hiểu những “nỗi niềm” mà người cán bộ đã và đang chịu đựng mỗi ngày.

Nguồn: caodangyduochcm.edu.vn

 

Nhận xét

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TP Hồ Chí Minh

Cơ sở Quận Bình Tân: 913/3 Quốc lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân, TPHCM. Điện thoại: 0788.913.913 - 0886.355.355

Cơ sở Bình Thạnh: 37/3 Ngô Tất Tố, phường 21, quận Bình Thạnh, TPHCM. Tư vấn: 028.6295.6295 - 09.6295.6295

SHARE