Những cột mốc quan trọng một người bác sĩ phải trải qua

Những cột mốc quan trọng một người bác sĩ phải trải qua

Con người ai cũng sẽ trải qua những “cột mốc” đáng nhớ trong cuộc đời mình những cột mốc của người bác sĩ luôn “khác lạ” với những dấu mốc nhất định.

Những cột mốc quan trọng một người bác sĩ phải trải qua

Con đường để vào ngành y đầy chông gai

Khi đã xác định con đường đi của mình đúng với những đam mê cùng nguyện vọng, để trở thành người bác sĩ với thiên chức cứu người, cứu đời. Với những niềm đam mê ấy, người bác sĩ đã nỗ lực, cố gắng cùng với những năm tháng của tuổi trẻ. Bắt đầu từ việc phải trải qua Kỳ thi THPT Quốc gia định kỳ mỗi năm, tiếp đó là đăng ký nguyện vọng trường y của mình. Bởi con người ai cũng có mong muốn được học tập và làm việc trong môi trường lý tưởng với công việc đáng mơ ước mà mình đã cống hiến.

Để được trở thành một sinh viên ngành y, bạn sẽ phải hy sinh tuổi trẻ tươi đẹp đề “dùi mài kinh sử”, thời gian học phổ thông là khoảng thời gian đẹp nhất của cuộc đời mỗi người, ở đó bạn được thỏa sức sống hết mình với tuổi trẻ, được phép mơ mộng và ước mơ. Đây cũng là cột mốc mà mỗi người định hướng cho mình con đường tiếp theo phải đi, xác định được niềm yêu thích của mình. Đối với những bạn phấn đấu để trở thành một sinh viên trường y dược, bạn phải mất nhiều thời gian để học tập và học tập, nỗ lực thi cử rồi lại học tập, tuổi trẻ tươi đẹp cũng theo đó mà trở nên bận rộn hơn.

Con đường để vào ngành y đầy chông gai

Để rồi khi đã bước chân vào ngôi trường Y Dược mà mình mơ ước, sự vất vả học tập lại được nâng lên một cấp độ mới chứ không phải như lúc ở phổ thông. Để có được tấm bằng tốt nghiệp bạn phải trải qua hành trình “đằng đẳng” hơn 6 năm để lại học tập và thi cử. Vào trường Y đã chẳng dễ dàng mà để cầm tấm bằng ra trường lại càng khó hơn gấp bội. Bạn phải hy sinh cả cuộc đời sinh viên tươi đẹp để “mòn đít quần” trên giảng đường và mỏi chân trong phòng thực hành. Bởi nghề Y thiêng liêng và liên quan trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của con người, thế nên người học y phải thật sự nghiêm túc và kiên trì học tập, để học tập vững vàng những kỹ năng nghề cần thiết, những kỹ thuật về tiêm thuốc hay những việc khám bệnh.

Chênh vênh lựa chọn bước tiếp hay dừng lại?

Tốt nghiệp với tấm bằng trên tay không phải bạn sẽ được trực tiếp cầm dao cứu người ngay lập tức, bạn còn phải tiếp tục học và thực tập thêm tại bệnh viện ít nhất 2 – 3 năm nữa mới có thể được làm bác sĩ chính thức. Những khó khăn và thử thách vẫn luôn chờ đợi bạn đến và vượt qua. Quãng thời gian thức khuya dậy sớm, thường xuyên trực ban, thử thách và khó khăn luôn chồng chất đối với một người bác sĩ thực tập, chỉ có những người thật sự đam mê và mạnh mẽ thật sự mới có thể đi tiếp chặng đường đó.

Chênh vênh bước tiếp hay dừng lại?

24 – 25 tuổi vào cái tuổi mà bạn bè đều đã học tập xong và lo tính chuyện thành gia lập thất, còn đối với người bác sĩ tương lai, họ vẫn phải bước tiếp trên con đường học tập, với những khoảng thời gian học tập lý thuyết lại còn phải chạy đến bệnh viện thực tập vào buổi tối, dù bạn học bất kỳ  lĩnh vực nào đều phải cần hết sức tập trung và cần mẫn học tập, để có được kết quả tốt nhất. Bỏ qua và tạm dừng những suy nghĩ về hạnh phúc lứa đôi,  thời gian về thăm gia đình, người bác sĩ gần như sống trong bệnh viện do đa phần thời gian họ đều phải túc trực ban hay những ca bệnh cứ liên tục đến.

Trở thành người bác sĩ chính thức chữa bệnh bạn đã phải vượt qua hết thảy những nỗi vất vả, sự căng thẳng và áp lực, tuy nhiên, “nó” vẫn được tiếp tục chứ không có dừng lại, người bác sĩ vẫn phải luôn sống và làm việc trong sự căng thẳng và áp lực đến từ nhiều phía. Đến tuổi ngoài 30, khi mà sự nghiệp đã có một bước tiến và vị trí nhất định trong bệnh viện, người bác sĩ mới có thể bắt đầu suy nghĩ đến chuyện cá nhân mình. Đó cũng là lúc tuổi nghề của họ đang phát triển, cột mốc làm việc “sung sức” cùng với những suy tính tương lai của người bác sĩ.

Đoạn đường cuối người bác sĩ trải qua

Thành công luôn đến muộn với người làm bác sĩ, khi có những kinh nghiệm dày dạn trong nghề, đã khẳng định được năng lực của mình, được mọi người tin tưởng và tôn trọng, là người có địa vị trong nghề. Đó chính là lúc họ đang hưởng thụ những thành quả mà mình đã cố gắng và đánh đổi mới có được, vào tuổi trung niên và nghỉ hưu, họ có thể hưởng thụ, an nhàn cùng con cháu mình, họ hài lòng với thành quả của những năm tháng khổ cực, nhưng cũng nhận ra mình đã đánh đổi quá nhiều để theo đuổi những mục tiêu mờ nhạt.

Nguồn: caodangyduochcm.edu.vn

Nhận xét

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TP Hồ Chí Minh

Cơ sở Quận Bình Tân: 913/3 Quốc lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân, TPHCM. Điện thoại: 0788.913.913 - 0886.355.355

Cơ sở Bình Thạnh: 37/3 Ngô Tất Tố, phường 21, quận Bình Thạnh, TPHCM. Tư vấn: 028.6295.6295 - 09.6295.6295

SHARE