Những lỗi thường gặp khi làm bài thi trắc nghiệm THPT Quốc...

Những lỗi thường gặp khi làm bài thi trắc nghiệm THPT Quốc gia

Thí sinh cần khắc phục ngay những lỗi thường gặp này nếu không muốn điểm của mình bị mất oan mà không biết lý do tại sao.

Những lỗi thường gặp khi làm bài thi trắc nghiệm THPT Quốc gia

Trong tất cả các môn thi tại kỳ thi THPT Quốc gia thì chỉ có môn ngữ văn là thi theo hình thức tự luận, còn lại những môn khác đều thi bằng hình thức trắc nghiệm. Vì vậy để giảm bớt tình trạng mất điểm oan, học sinh cần biết những lỗi thường mắc và khắc phục ngay từ bây giờ.

Sau đây là những lỗi thường gặp mà các giảng viên trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tại TPHCM đã tổng hợp được từ những kỳ thì đã qua.

Không kiểm tra đề thi và quên ghi thông tin cá nhân

Trước khi phát đề thi, giám thị thường nhắc thí sinh phải kiểm tra thật kĩ đề thi. Tưởng chừng đây là công việc nhỏ nhưng vẫn có những bạn lại bỏ qua dẫn đến ảnh hưởng đến bài thi và điểm của các bạn sau này. Cho nên trước khi làm bài bạn phải kiểm tra đề thi xem đã đủ số lượng câu trắc nghiệm chưa, nội dung đề có thiếu chữ, mất nét không và tất cả các trang của đề thi đều ghi cùng một mã đề. Nếu trong đề thi có điều bất thường, phải báo ngay cho giám thị coi thi để được đổi đề thi khác.

Cùng với đó thí sinh không nên vội vàng làm bài ngay mà quên thực hiện các thủ tục quan trọng như điền đầy đủ tên họ, số báo danh… vào các mục trống mà đề thi yêu cầu. Hãy kiểm tra thật cẩn thận trước khi làm bài.

Phải dùng bút chì để tô đáp án

Dùng bút mực, bút bi để chọn đáp án

Quy định khi làm bài thi trắc nghiệm là thí sinh chỉ dùng đúng một thứ mực. Ngoài ra các thí sinh chỉ tô chì đen ở ô trả lời. Khi đã xác định được câu trả lời thí sinh phải tô đậm và kín cả ô, không gạch chéo hoặc chỉ đánh dấu vào ô được chọn hoặc đánh ký hiệu riêng, như thế sẽ vi phạm và không được điểm.

Xóa đáp án sai không sạch

Là lỗi nguy hiểm nhất của học sinh và cần phải sửa ngay. Tại vì khi chấm bài bằng máy tính nếu bạn xóa không sạch máy sẽ tự hiểu bạn chọn hai đáp án và cũng sẽ không có điểm cho câu đó.

Phân bố thời gian làm bài chưa hợp lý

Điều này thường hay xảy ra và rất phổ biến ở học sinh. Để tránh mắc phải điều này chúng ta phải đọc lướt qua các câu, câu nào cảm thấy làm được thì làm trước, câu nào khó làm sau. Nếu lượt đầu làm mà dừng lại tầm khoảng 3 đến 4 phút không ra thì phải chuyển câu khác luôn. Vì thời gian có hạn nên bạn cần phải chia thời gian hợp lý để không sử dụng quá nhiều thời gian cho một câu nào đó

Còn có một số trường hợp sợ sai nên chọn đáp án trong câu hỏi trước. Đến lúc sắp hết giờ thì cuống cuồn tô và tất nhiên sẽ có những sai xót và thậm chí còn bỏ trống ô đáp án điều này dẫn đến điểm của các bạn sẽ mất rất là nhiều. Vì vậy hãy giữ bình tĩnh và tô đáp án ngay khi bạn chắc chắn đáp án đó là chắc chắn đúng.

Áp dụng “phương pháp loại trừ”, “tô bừa còn hơn bỏ xót”

Áp dụng “phương pháp loại trừ” cùng với công thức “tô bừa còn hơn bỏ xót”

Phương pháp loại trừ được áp dụng khi chúng ta làm câu mà không chắc chắn và cảm thấy câu nào cũng có ý đúng. Ví dụ đáp A có vẻ là đúng nhưng chưa chắc chắn thì ta phải đọc B, C, D để kiểm tra rằng chúng chắc chắn sai. Đôi khi dựa vào đặc điểm nào đó ta có thể loại bớt được một hay hai đáp án sai và công việc “khoanh bừa” trở nên hiệu quả hơn.

Thời gian cần trôi về cuối việc kiểm tra chúng ta cần thực hiện thao tác thống kê các đáp án đã khoanh và chắc chắn đúng. Khi đó, đáp án nào đã lựa chọn ít nhất thì các câu khó còn lại chúng ta chọn hết vào đáp án đó. Làm như thế tỉ lệ sẽ cao hơn rất nhiều.

Mong rằng những chia sẻ trên đã phần nào giúp được bạn khắc phục được tình trạng mất điểm oan và có làm bài được điểm cao nhất. Chúc các bạn thành công trong kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018 đang đến gần.

Nguồn: caodangyduochcm.edu.vn

 

 

Nhận xét

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TP Hồ Chí Minh

Cơ sở Quận Bình Tân: 913/3 Quốc lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân, TPHCM. Điện thoại: 0788.913.913 - 0886.355.355

Cơ sở Bình Thạnh: 37/3 Ngô Tất Tố, phường 21, quận Bình Thạnh, TPHCM. Tư vấn: 028.6295.6295 - 09.6295.6295

SHARE