Sonazamin – Hỗ trợ tăng cường sức khoẻ tim mạch và những...

Sonazamin – Hỗ trợ tăng cường sức khoẻ tim mạch và những lưu ý khi sử dụng

Sonazamin là thực phẩm bảo vệ sức khoẻ, được sử dụng hỗ trợ tăng cường sức khỏe tim mạch, hỗ trợ làm giảm Cholesteol, Triglyceride trong máu và giảm nguy cơ xơ vữa động mạch.

Sonazamin là sản phẩm hỗ trợ tăng cường sức khoẻ tim mạch

1. Sonazamin là thuốc gì?

Sonazamin là thực phẩm bảo vệ sức khoẻ, được sản xuất từ các thành phần như Coenzym Q10, Gamma Oryzanol, Sesamum orientale extract (Chiết xuất mè). Sonazamin có tác dụng bổ sung các chất chống oxy hóa, hỗ trợ tăng cường sức khỏe tim mạch, hỗ trợ làm giảm Cholesteol, Triglyceride trong máu và hỗ trợ bảo vệ sức khỏe tim mạch và giảm nguy cơ xơ vữa động mạch. Sonazamin được sử dụng cho những người mắc các bệnh về tim mạch như bệnh nhân tăng huyết áp, bệnh mạch vành, rối loạn nhịp tim, bệnh nhân tiểu đường có biến chứng tim mạch, người bị tăng Cholesterol và Triglyceride trong máu cao.

2. Dạng thuốc và hàm lượng của Sonazamin?

Giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM cho biết: Sonazamin được sản xuất trên thị trường dưới dạng thuốc viên nang mềm với quy cách là hộp 3 vỉ x 10 viên nang mềm.

Trong mỗi viên nang mềm Sonazamin có thành phần chính là

  • Coenzym Q10:………………………………………50mg
  • Gamma Oryzanol:……………………………….….30mg
  • Sesamum orientale extract (Chiết xuất mè):.……20mg

3. Sonazamin được dùng cho những trường hợp nào?

Sonazamin được dùng trong các trường hợp sau:

  • Bổ sung các chất chống oxy hóa cho người bệnh tim mạch, hỗ trợ tăng cường sức khỏe tim mạch.
  • Người bị tăng Cholesteol và tăng Triglyceride trong máu.
  • Hỗ trợ giảm nguy cơ gây xơ vữa động mạch và bảo vệ sức khỏe tim mạch.

4. Cách dùng – Liều lượng của Sonazamin?

Cách dùng: Sonazamin được dùng đường uống sau bữa ăn.

Liều dùng: Uống mỗi lần 1 viên x 2 – 3 lần/ ngày.

Thời gian dùng liên tục và lâu dài để nâng cao sức khỏe tim mạch và hạn chế các biến chứng liên quan tới mạch máu.

Tóm lại, tuỳ theo mức độ tình trạng của người bệnh, cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ điều trị hoặc hướng dẫn của dược sĩ về liều dùng và liệu trình sử dụng để đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả.

Đau thắt ngực là một trong những dấu hiệu phổ biến ở người mắc bệnh tim

5. Cách xử lý nếu quên liều Sonazamin?

Nếu người bệnh quên một liều Sonazamin nên uống ngay khi nhớ ra trong ngày đó. Không dùng liều gấp đôi. Nếu gần đến thời điểm uống của liều tiếp theo, chỉ cần dùng liều tiếp theo vào đúng giờ như trong kế hoạch điều trị.

6. Cách xử lý khi dùng quá liều Sonazamin?

Hiện nay chưa có dữ liệu lâm sàng báo cáo về dùng quá liều Sonazamin. Tuy nhiên, nếu người bệnh có bất kỳ biểu hiện triệu chứng bất thường nào do dùng quá liều, cần ngừng thuốc ngay và đưa đến bệnh viện gần nhất để điều trị triệu chứng.

7. Những lưu ý thận trọng khi sử dụng thuốc Sonazamin?

Sonazamin chống chỉ định cho những trường hợp sau:

Người có tiền sử mẫn cảm với Sonazamin hoặc bất cứ thành phần nào của sản phẩm.

Phụ nữ có thai

Phụ nữ đang cho con bú.

Thận trọng khi sử dụng Sonazamin cho những trường hợp sau:

Lưu ý thực phẩm Sonazamin không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Lưu ý thông báo cho Bác sĩ điều trị hoặc dược sĩ tu vấn những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc Sonazamin.

Lưu ý với phụ nữ có thai, chưa có dữ liệu nghiên cứu đầy đủ khi dùng Sonazamin trên người trong thời kỳ mang thai. Chống chỉ định dùng Sonazamin cho phụ nữ trong thời kỳ mang thai.

Lưu ý với phụ nữ cho con bú, chưa có dữ liệu lâm sàng chứng minh dùng Sonazamin gây hại cho trẻ bú sữa mẹ. Chống chỉ định dùng Sonazamin cho người mẹ đang cho con bú.

Lưu ý với người đang vận hành máy móc hay đang lái tàu xe. Sản phẩm Sonazamin không gây ảnh hưởng, có thể sử dụng cho các đối tượng này.

Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi dùng Sonazamin

8. Sonazamin gây ra các tác dụng phụ nào?

Theo GV Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Hà Nội cho biết: Hiện chưa có báo cáo về tác dụng phụ của Sonazamin. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng viên Sonazamin, người bệnh có bất kỳ biểu hiện bất thường nào nghi ngờ rằng do sử dụng viên Sonazamin, cần tham khảo thêm ý kiến hướng dẫn của bác sĩ điều trị hoặc dược sĩ tư vấn để xử trí kịp thời.

9. Sonazamin tương tác với các thuốc nào?

Hiện nay, chưa có dữ liệu báo cáo lâm sàng về tương tác thuốc Sonazamin khi dùng chung với các thuốc khác. Tuy nhiên, viên Sonazamin có thể xảy ra tương tác với các thuốc dược liệu, các thuốc hoá dược hay thực phẩm bảo vệ sức khoẻ khác. Tương tác thuốc xảy ra làm thay đổi tác dụng hiệu lực điều trị của thuốc hoặc làm tác dụng phụ nặng hơn. Người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của Sonazamin trước khi dùng hoặc thông báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ biết những loại thuốc đang dùng có nguy cơ, giúp sử dụng sản phẩm Sonazamin một cách an toàn và đạt hiệu quả.

10. Bảo quản Sonazamin như thế nào?

Sonazamin được bảo quản thuốc theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Nhiệt độ dưới 30°C, nơi khô mát, tránh ánh sáng mặt trời để đảm bảo giữ chất lượng thuốc. Để sản phẩm Sonazamin xa tầm tay của trẻ nhỏ.

Nguồn tham khảo: sonapharm.vn: https://sonapharm.vn/sonazamin/

DSCK1. NGUYỄN HỒNG DIỄM giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM

Nhận xét

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TP Hồ Chí Minh

Cơ sở Quận Bình Tân: 913/3 Quốc lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân, TPHCM. Điện thoại: 0788.913.913 - 0886.355.355

Cơ sở Bình Thạnh: 37/3 Ngô Tất Tố, phường 21, quận Bình Thạnh, TPHCM. Tư vấn: 028.6295.6295 - 09.6295.6295

SHARE