Tìm hiểu tác dụng và liều dùng của thuốc Acetazolamide

Tìm hiểu tác dụng và liều dùng của thuốc Acetazolamide

Acetazolamide là thuốc được dùng để ngăn ngừa và làm giảm các triệu chứng của bệnh say độ cao, tác dụng và liều dùng của thuốc Acetazolamide như thế nào?

Tìm hiểu tác dụng và liều dùng của thuốc Acetazolamide

Tìm hiểu tác dụng và liều dùng của thuốc Acetazolamide

Thuốc Acetazolamide có tác dụng gì?

Dược sĩ Đỗ Thị Thu, giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, Acetazolamide là loại thuốc được sử dụng để ngăn ngừa và làm giảm các triệu chứng của bệnh say độ cao. Thuốc này có thể làm giảm đau đầu, mệt mỏi, buồn nôn, chóng mặt, khó thở có thể xảy ra khi bạn thay đổi độ cao đột ngột (thường đến 3.048 mét). Loại thuốc này đặc biệt hữu ích khi bạn bắt buộc phải lên cao.

Theo các bác sĩ tư vấn, cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh sợ độ cao là leo chậm, dừng lại trong 24 tiếng đồng hồ trong khi leo lên để cho phép cơ thể điều chỉnh lên độ cao mới và dễ dàng thích nghi từ 1 đến 2 ngày đầu tiên.

Thuốc Acetazolamide cũng được dùng với các loại thuốc khác để điều trị một số loại vấn đề về mắt (tăng nhãn áp góc mở). Acetazolamide là thuốc lợi tiểu, làm giảm sự tích tụ của các chất lỏng cơ thể do suy tim sung huyết hoặc một số thuốc nhất định. Acetazolamide có thể giảm tác dụng theo thời gian, do đó, thuốc thường chỉ được sử dụng trong một thời gian ngắn.

Ngoài ra Thuốc Acetazolamide cũng được kết hợp với các loại thuốc khác để điều trị một số loại động kinh (động kinh dạng nhẹ petitmal và co giật không xác định rõ).

Acetazolamide cũng có thể được sử dụng để điều trị chứng liệt theo chu kỳ.

Hướng dẫn cách sử dụng thuốc Acetazolamide.

Dược sĩ giảng viên liên thông Cao đẳng Dược TPHCM – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur khuyến cáo bạn nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc Acetazolamide trên nhãn thuốc trước khi sử dụng hoặc tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Trường hợp bạn đang dùng thuốc dạng viên nén, uống thuốc thường từ 1 đến 4 lần mỗi ngày hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Trường hợp bạn đang dùng các viên nang tác dụng kéo dài, uống thuốc thường 1 hoặc 2 lần mỗi ngày hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Nuốt toàn bộ viên nang tác dụng kéo dài. Lưu ý không mở ra, làm vỡ hoặc nhai các viên nang bởi vì làm vậy có thể phá hủy các tác dụng lâu dài của thuốc và có thể làm tăng tác dụng phụ.

Thuốc acetazolamide có thể uống kèm hoặc không kèm thức ăn. Uống nhiều nước, trừ khi có sự hướng dẫn của bác sĩ. Liều lượng được dựa trên tình trạng sức khỏe của bạn và khả năng đáp ứng điều trị.

Để ngăn ngừa say độ cao, bắt đầu uống acetazolamide từ 1 đến 2 ngày trước khi bạn bắt đầu lên cao. Tiếp tục dùng thuốc trong khi đang lên cao và ít nhất 48 giờ sau khi bạn đã đạt đến độ cao cuối cùng. Bệnh nhân có thể cần phải tiếp tục dùng thuốc trong khi ở tại độ cao nhất định để kiểm soát các triệu chứng của bạn. Nếu bạn say độ cao trầm trọng, điều quan trọng là bạn phải leo xuống càng nhanh càng tốt. Acetazolamide sẽ không bảo vệ bạn khỏi những tác động nguy hiểm khi say độ cao trầm trọng.

Nếu bạn đang dùng thuốc này để điều trị các tình trạng khác (ví dụ như tăng nhãn áp, co giật), sử dụng thuốc này thường xuyên theo chỉ dẫn để có được lợi ích tốt nhất từ thuốc. Bạn nên dùng thuốc tại một cùng một thời điểm mỗi ngày. Uống liều cuối cùng vào đầu buổi tối sẽ giúp bạn không cần phải dậy vào giữa đêm để đi tiểu. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ nếu bạn có câu hỏi về lịch trình uống thuốc của bạn.

Không được tự ý tăng, giảm liều dùng hoặc ngưng sử dụng mà chưa tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị bởi có những trường hợp đột ngột dừng thuốc khiến tình trạng nặng hơn.

Khi sử dụng trong thời gian dài, thuốc có thể không hoạt động tốt và có thể bạn cần phải dùng các liều khác nhau. Bác sĩ sẽ theo dõi tình trạng của bạn. Hãy cho bác sĩ biết nếu tình trạng của bạn không cải thiện hoặc trở nên xấu đi (ví dụ như những cơn co giật thường xuyên hơn).

Thuốc này có thể làm giảm nồng độ kali trong máu của bạn. Bác sĩ có thể khuyên bạn nên ăn các loại thực phẩm giàu kali (ví dụ chuối hoặc nước cam) trong khi bạn đang uống thuốc này. Bác sĩ cũng có thể kê đơn bổ sung kali cho bạn trong quá trình điều trị. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.

Bảo quản thuốc Acetazolamide như thế nào?

Nên bảo quản thuốc này ở nhiệt độ  phòng, tránh ẩm, tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm. Không bảo quản trong ngăn đá. Mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì, hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

Không vứt thuốc vào nhà vệ sinh hoặc đường ống dẫn nước, tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.

Hướng dẫn sử dụng thuốc Acetazolamide

Hướng dẫn sử dụng thuốc Acetazolamide

Liều dùng thuốc Acetazolamide như thế nào?

Những thông tin về liều dùng thuốc sau đây không thay thế cho lời khuyên của bác sĩ, hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng:

Liều dùng thuốc acetazolamide cho người lớn như thế nào?

Liều dùng thông thường cho người lớn điều trị bệnh phù:

  • Dùng 250 đến 375 mg uống hoặc truyền vào tĩnh mạch một lần 1 ngày.
  • Khi bạn mong muốn tiếp tục điều trị với thuốc acetazolamide cho bệnh phù, liều thứ hai hoặc thứ ba được khuyến cáo là nên bỏ qua để thận được phục hồi.

Liều dùng thông thường cho người lớn bị say độ cao cấp tính:

  • Viên nén, thuốc uống: 125-250 mg uống mỗi 6-12 giờ.
  • Viên nang phóng thích kéo dài: 500 mg mỗi 12 đến 24 giờ.
  • Liều tối đa khuyến cáo là 1 gram/ngày.

Đối với việc leo lên cao nhanh chóng, liều cao có lợi cho việc ngăn ngừa say độ cao cấp tính bắt đầu từ 24 đến 48 giờ trước khi leo và tiếp tục trong 48 giờ, trong khi ở độ cao nhất định.

Liều thông thường cho người lớn bị tăng nhãn áp:

Tăng nhãn áp góc mở:

  • Viên nén hoặc tiêm truyền vào tĩnh mạch 250 mg, 1 đến 4 lần mỗi ngày.
  • Viên nang phóng thích: 500 mg một lần hoặc hai lần mỗi ngày.

Tăng nhãn áp góc đóng:

250 đến 500 mg truyền vào tĩnh mạch, có thể lặp lại trong 2-4 giờ cho đến liều tối đa 1 gram/ngày.

Liều thông thường cho người lớn dự phòng co giật: Dùng 8-30 mg/kg/ngày chia làm 1 đến 4 lần Không vượt quá 1 gram mỗi ngày.

Nếu bệnh nhân này đã được dùng thuốc chống co giật khác, liều khởi đầu khuyến cáo là 250 mg mỗi ngày một lần. Nếu acetazolamide được sử dụng riêng, hầu hết bệnh nhân có chức năng thận tốt đáp ứng với liều hàng ngày khác nhau từ 375 đến 1000 mg. Liều tối ưu cho bệnh nhân rối loạn chức năng thận vẫn chưa được xác định và phụ thuộc vào phản ứng lâm sàng và sức chịu đựng của bệnh nhân.

Acetazolamide chủ yếu được sử dụng để điều trị bệnh động kinh dai dẳng, kết hợp với các thuốc khác. Mặc dù thuốc có thể hữu ích trong điều trị động kinh toàn thân, giật rung, co giật từng phần không kiểm soát được, nhưng chưa được nghiên cứu đầy đủ theo tiêu chuẩn hiện hành đối với những tình trạng này.

Liều dùng thuốc acetazolamide cho trẻ em:

Liều thông thường cho trẻ em bị tăng nhãn áp (trên 1 tuổi):

  • Thuốc uống: 8-30 mg/kg/ngày hoặc 300-900 mg/m² da/ngày chia ra mỗi 8 giờ.
  • Truyền vào tĩnh mạch 20 đến 40 mg/kg/ngày chia ra mỗi 6 giờ. Liều tối đa: 1 gram/ngày.

Liều thông thường cho trẻ em bị chứng phù (trên 1 tuổi):

  • Uống hoặc truyền vào tĩnh mạch: 5 mg/kg hoặc 150 mg/m² da một lần một ngày.

Liều thông thường cho trẻ em bị động kinh (trên 1 tuổi):

  • Thuốc uống: 8-30 mg/kg/ngày chia làm 1 đến 4 lần Liều tối đa là 1 gram/ngày.

Liều thông thường cho trẻ em bị tràn dịch não (trên 1 tuổi):

  • Uống hoặc truyền vào tĩnh mạch: 20 đến 100 mg/kg/ngày chia ra mỗi 6 đến 8 giờ Liều tối đa là 2 gram/ngày.

Các dạng và hàm lượng của thuốc Acetazolamide:

  • Viên nang phóng thích kéo dài 12 giờ, thuốc uống: 500 mg;
  • Viên nén, thuốc uống: 125 mg, 250 mg;
  • Bột dung dịch đông khô, thuốc tiêm: 500 mg.

Tác dụng phụ của thuốc Acetazolamide như thế nào?

Dược sĩ, giảng viên văn bằng 2 Cao đẳng Dược TPHCM – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur khuyến cáo, khi sử dụng thuốc Acetazolamide bạn có thể gặp phải những tác dụng phụ như:

  • Nhìn mờ;
  • Thay đổi vị giác;
  • Đi tiểu thường xuyên;
  • Chán ăn;
  • Táo bón;
  • Tiêu chảy;
  • Buồn ngủ;
  • Buồn nôn hoặc nôn mửa.

Nếu có những tác dụng phụ nặng sau đây cần phải đi cấp cứu ngay:

  • Các phản ứng dị ứng nặng (phát ban, nổi mề đay; ngứa, khó thở, tức ngực, sưng miệng, mặt, môi, hoặc lưỡi).
  • Có máu trong nước tiểu;
  • Những thay đổi về thính giác;
  • Co giật;
  • Thở dốc;
  • Sốt;
  • Thiếu năng lượng;
  • Đau phía dưới lưng;
  • Phân có máu, màu đen;
  • Nước tiểu sẫm màu;
  • Da đỏ, sưng, hoặc phồng rộp;
  • Ù tai;
  • Đau họng;
  • Ngứa ran của cánh tay hoặc cẳng chân;
  • Chảy máu hoặc bầm tím bất thường;
  • Những thay đổi về tầm nhìn;
  • Bệnh vàng da hoặc mắt.

Trên đây là một số thông tin tham khảo về thuốc Acetazolamide, để biết thêm chi tiết về thuốc hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ. Để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ điều trị.

Caodangyduochcm.edu.vn tổng hợp.

 

Nhận xét

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TP Hồ Chí Minh

Cơ sở Quận Bình Tân: 913/3 Quốc lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân, TPHCM. Điện thoại: 0788.913.913 - 0886.355.355

Cơ sở Bình Thạnh: 37/3 Ngô Tất Tố, phường 21, quận Bình Thạnh, TPHCM. Tư vấn: 028.6295.6295 - 09.6295.6295

SHARE