Việc giảm biên chế quản lý ngành giáo dục như thế nào?

Việc giảm biên chế quản lý ngành giáo dục như thế nào?

Cần tinh giảm bớt biên chế quản lý hưởng lương từ ngân sách nhà nước đang là vấn đề cấp bách cần giải quyết trong tình hình hiện nay.

Việc giảm biên chế quản lý ngành giáo dục như thế nào?

Bộ máy lãnh đạo rất cồng kềnh

Việc giảm biên chế những đội ngũ công nhân, viên chức nhà nước là vấn đề đã được đặt ra từ nhiều năm nay nhưng chưa được giải quyết cụ thể và chưa phát huy hiệu quả. Nơi này được giải quyết nơi khác lại phình to, đội ngũ lãnh đạo là bộ phận khó theo dõi nhất, nhiều người có thể đi đường vòng sang nhiều nơi để né tránh, thế nên, việc giảm biên chế dường như chưa có hiệu quả thiết thực nhiều.

Ngày 17/4/2015, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 39-NQ/TW về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Ngày 25/10 vừa qua, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng đã tiếp tục ký Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 BCH khóa XII về đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng hiệu quả giáo dục.

Chuyên gia kinh kế Phạm Chi Lan nhận định: “Bộ máy nhà nước của chúng ta hiện nay có khoảng 2,8 triệu cán bộ, công chức, viên chức. Nếu cộng cả đối tượng nghỉ hưu, các đối tượng khác hưởng lương, trợ cấp từ ngân sách nhà nước, con số này lên tới 7,5 triệu người, chiếm 8,3% dân số cả nước. Còn nếu cộng toàn bộ số người hưởng lương và mang tính chất lương thì con số này lên tới 11 triệu người. Không ngân sách nào nuôi nổi bộ máy ăn lương lớn như vậy…”

Bộ máy lãnh đạo rất cồng kềnh

Nhà báo Xuân Dương đã thử phép tính dựa trên những số liệu công khai và cho ra kết quả giật mình: 8 thầy cô phải “cõng” 1 cán bộ quản lý. Những năm vừa qua, mặc dù thực hiện chung chủ trương tinh giản nhưng số lượng không giảm đi mà ngày càng cồng kềnh và phình ra. Có nhiều địa phương vẫn đăng tin tuyển dụng hàng ngàn giáo viên ở nhiều cấp bậc, nhiều vị trí việc được tăng biên chế, lại có nhiều người ký hợp đồng lao động mỗi năm. Bộ máy lãnh đạo ở nhiều phòng ban vẫn ở số lượng lớn, sự phân bố nhân lực không đều và chưa hợp lý.

Có nhiều địa phương có những số lượng cán bộ quản lý nhiều và không đúng với ban hành của Bộ GD – ĐT, chỉ trừ Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là được cơ cấu 4 phó giám đốc sở, các tỉnh còn lại không quá 3 phó giám đốc sở. Nhiều địa phương không những giảm mà còn tăng nhiều biên chế với nhiều vị trí quản lý như trưởng phòng, phó phòng khác nhau, rất cồng kềnh và lãng phí.

Có thật sự việc bỏ biên chế giáo viên?

Có thật sự việc bỏ biên chế giáo viên?

Hiện nay, có nhiều bất cập trong việc quản lý bởi cứ xuống một cấp lại có một trung tâm lãnh đạo khác nhau. Mảng “giáo dục thường xuyên” chịu sự quản lý của Sở GD – ĐT, mảng “dạy nghề” lại chịu sự quản lý của các huyện nên có nhiều vấn đề và bất cập diễn ra. Nhiều bộ máy được sinh ra nhưng lại không được sử dụng như: nhiều em học xong chương trình lớp 9 hay lớp 12, nếu không đậu Kỳ thi THPT Quốc gia và học nghề thì sẽ lựa chọn trường đào tạo nghề chính quy chứ rất ít học sinh học những trung tâm giáo dục thường xuyên để học nghề. Như vậy không chỉ rất lãng phí về nhân lực mà còn lãng phí về các cơ sở vật chất, thiết bị, nhiều nơi được đầu tư hoành tráng lại bỏ không được sử dụng.

Hiện nay, nhiều trường sư phạm tuyển sinh rất ít thí sinh, èo uột, không tuyển đủ chỉ tiêu, đào tạo không được chú trọng, sinh viên ra trường lại thất nghiệp. Việc tinh giảm nguồn nhân lực, giảm biên chế cho việc chi tiêu ngân sách nhà nước là chủ trương rất cần thiết trong thời đại ngày nay.

Nguồn: caodangyduochcm.edu.vn

 

Nhận xét

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TP Hồ Chí Minh

Cơ sở Quận Bình Tân: 913/3 Quốc lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân, TPHCM. Điện thoại: 0788.913.913 - 0886.355.355

Cơ sở Bình Thạnh: 37/3 Ngô Tất Tố, phường 21, quận Bình Thạnh, TPHCM. Tư vấn: 028.6295.6295 - 09.6295.6295

SHARE