Bệnh rối loạn lo âu là gì? Nguyên nhân và biện pháp...

Bệnh rối loạn lo âu là gì? Nguyên nhân và biện pháp chữa trị ra sao?

Khi không có vấn đề tồn đọng nhưng bạn vẫn luôn lo lắng, bất an làm ảnh hưởng đến các mối quan hệ và hoạt động hàng ngày, dần chuyển thành bệnh rối loạn lo âu.

Bệnh rối loạn lo âu là gì? Nguyên nhân và biện pháp chữa trị ra sao?

Biểu hiện của bệnh rối loạn lo âu như thế nào?

Ngay từ đầu khi một số biểu hiện được hình thành, người bệnh thường hay đến phòng khám bệnh thần kinh, tim mạch, hô hấp…chứ không đến chuyên khoa tâm thần để chữa trị. Đôi khi bạn cảm thấy nổi cáu, lo lắng về cuộc sống, từ những biểu hiện thông thường lại dẫn đến những sợ hãi nghiêm trọng, như các tình huống:

Biểu hiện trong cảm xúc: Lo sợ một cách “thái quá” khi những sự việc không đáng, sợ hãi cái chết, dễ bị kích thích, cảm thấy hồi hộp, căng thẳng, nghĩ đến những nguy hiểm xảy ra với mình, đầu óc trống rỗng , luôn nghĩ có điều xấu sẽ đến với mình.

Biểu hiện trong triệu chứng cơ thể: Không chỉ ở các triệu chứng cảm xúc mà rối loạn lo âu còn được bộc lộ về triệu chứng của cơ thể, làm người bệnh chẩn đoán sai lệch với các bệnh lý khác, bệnh khác chứ không đến chuyên khoa tâm thần. Các biểu hiện như: ra mồ hôi, tim đập nhanh, dạ dày bị khó chịu, cảm giác hoa mắt, hay đi tiểu tiện, đại tiện, tay chân bị run, co quắp, đau đầu, mệt mỏi, mất ngủ…

Biểu hiện của bệnh rối loạn lo âu như thế nào?

Có những dạng rối loạn lo âu nào?

Rối loạn lo âu lan tỏa: Bệnh thường gặp ở nữ nhiều hơn nam, trong độ tuổi từ 20 – 30 tuổi. Sự lo âu lan tỏa dù trong tình huống nào. Khi mắc bệnh này, người bệnh luôn lo âu, hồi hộp, run rẩy, căng cứng cơ thể, đau bụng, nóng lưng, khó ngủ, vã mồ hôi.

Rối loạn hoảng sợ: Đặc trưng là những cơn sợ hãi, hoảng hốt, tim đập nhanh, tay chân run rẩy, thở mạnh, nhanh, buồn nôn, cảm giác khó kiểm soát bản thân, thậm chí nghĩ mình bị điên. Bên cạnh đó, tình trạng sợ đám đông hay khoảng trống, ngại đến những nơi công cộng như siêu thị…

Sợ đặc hiệu: Sự sợ hãi không có thật, sợ hãi một đồ vật một cách quá mức, lo sợ một tình huống không gây nguy hiểm. Phổ biến nhất là sợ động vật, như nhện, rắn, sợ độ cao, sợ đi máy bay. Bệnh có thể diễn biến nặng thêm nếu bệnh kéo dài và người bệnh thường có xu hướng lảng tránh những tình huống gây sợ cho mình.

 

Các phương pháp điều trị rối loạn lo âu hiệu quả

Các phương pháp điều trị bệnh rối loạn lo âu hiệu quả

Điều trị bằng tâm lý:

Đội ngũ cán bộ nhân viên ngành y hãy tư vấn cho bệnh nhân, gia đình bệnh nhân hiểu được cụ thể bản chất của bệnh rối loạn lo âu, về nguyên nhân gây bệnh,  biểu hiện lâm sàng, tình tình tiến triển…để bệnh nhân có thể hiểu được và thực hiện chiến lược kiểm soát bệnh tình hiệu quả.

Giảm stress và lo âu, nhận thức được hành vi, tập yoga, tập thở, tập khí công, thư giãn…Tham gia các hoạt động giải trí, vui chơi, hoạt động thể lực để tinh thần được thư giãn.Bên cạnh đó, tránh lạm dụng thuốc ngủ và rượu.

Điều trị bằng thuốc:

  • Thuốc điều trị nhóm Benzodiazepine (BZ)

Thuốc có tác dụng gây ngủ, giải lo âu, dịu yên, tùy thuộc vào từng liều lượng khác nhau. Nhóm có thời gian bán hủy dài (prepazepam, diazepam, clorazepame…), cần có liều lượng thấp hơn. Nhóm có thời gian bán hủy ngắn (oxazepam, alprazolam, lorazepam…), cần giảm liều từ từ và không sử dụng rượu, thường có tác dụng trong 4 – 6 tuần điều trị. Khả năng khoảng 50% bệnh nhân sau điều trị vài tháng hết các triệu chứng lo âu.

  • Thuốc giải lo âu Buspirone

Vai trò của Serotonin trong lo âu: chất chủ vận 5 HT – 1A. Có hiệu quả sau khoảng 4 tuần điều trị, có thể giảm đến 60% các triệu chứng lo âu sau 6 tháng điều trị, sử dụng ban đầu với 5mg/ngày, không quá 30mg/ngày.

  • Nhóm thuốc chống trầm cảm SSRI

Cơ chế tác động nên hệ Seroronin, không có tác dụng phụ về tim mạch, kháng cholinergic. Liều Sertraline khoảng 50 – 200mg/ngày, Paroxetine khoảng 20 – 60mg/ngày, Escitalopram khoảng  5-20mg/ngày.

  • Thuốc chống loạn thần 

Sulpirid, amisulpride, olanzapine, risperidone, quitiapine…

Giúp hiệu quả trong điều trị các chứng rối loạn, lo âu, hỗn hợp lo âu – trầm cảm. Giúp chống loạn thần ở liều thấp, có thể thay thế BZ, chống trầm cảm trong điều trị rối loạn dạng cơ thể. Sử dụng liều ít, ít tác dụng phụ, không lệ thuộc vào thuốc. Tuy nhiên, thuốc gây tăng cân, rối loạn chuyển hóa. Chỉ định được phổ biến trong chăm sóc sức khỏe ban đầu.

Nguồn: caodangyduochcm.edu.vn

Nhận xét

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TP Hồ Chí Minh

Cơ sở Quận Bình Tân: 913/3 Quốc lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân, TPHCM. Điện thoại: 0788.913.913 - 0886.355.355

Cơ sở Bình Thạnh: 37/3 Ngô Tất Tố, phường 21, quận Bình Thạnh, TPHCM. Tư vấn: 028.6295.6295 - 09.6295.6295

SHARE