Các bệnh ngoài da dễ mắc vào mùa đông thường gặp

Các bệnh ngoài da dễ mắc vào mùa đông thường gặp

Vào mùa đông thời tiết lạnh cùng với gió khô hanh làm tăng khả năng cơ thể rất dễ mắc một số bệnh ngoài da bởi ít tiết mồ hôi như: ngứa, vảy nến, khô da…

Đối với mùa đông, chúng ta cần chú ý hơn trong việc chăm sóc bản thân để phòng ngừa một số bênh ngoài da trong thời tiết mùa này.

Các bệnh ngoài da dễ mắc vào mùa đông thường gặp

Bệnh vảy nến

Bệnh vảy nến là bệnh thường gặp trong thời tiết mùa đông, da bị tổn thương kèm theo những cơn ngứa khó chịu. Biểu hiện thường thấy của bệnh là những vẩy trắng trên bề mặt da, có nhiều lớp chồng xếp lên nhau, có dạng giống giọt nến và dễ bong, do đó bệnh được gọi là bệnh vảy nến. Đầu gối, khuỷu tay, rìa tóc, mông, xương cùng…là những vùng dễ vảy nến nhất. Nếu không có biện pháp điều trị thích hợp, một thời gian sau bệnh có thể lây tổn thương cả toàn thân.

Khi bệnh diễn biến trong thời gian dài có thể gây ra một số chứng như khớp xương, viêm…Khi đã mắc bệnh vảy nến, bạn cần chú ý hơn nữa trong chế độ sinh hoạt cho hợp lý để ngăn ngừa bệnh tái phát lại, bằng cách thường xuyên tắm rửa, giữ gìn cơ thể sạch sẽ, thay quần áo sạch thường xuyên. Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, bổ sung các loại vitamin và khoáng chất để sức đề kháng được nâng cao.

Các loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng nên ăn nhiều như: củ quả tươi, rau xanh. Cung cấp nước đầy đủ cho cơ thể tránh da bị khô ráp, hạn chế tiếp xúc với các hóa chất độc hại. Hạn chế sử dụng thuốc lá, rượu bia và không được tự động bỏ thuốc khi đang điều trị mà thấy bệnh đã có dấu hiệu giảm.

Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng ngừa bệnh ngoài da

Bệnh ngứa ngoài da và khô da

Da bị ngứa là bệnh thường gặp vào mùa đông, từ ngứa ít đến ngứa dữ dội,đặc biệt là khi ngủ vào ban đêm hay trời càng lạnh lại càng ngứa hơn. Nhiều người mắc bệnh này không chịu được cơn ngứa đã gãi mạnh gây nên trầy da, xước da, là cơ hội thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập vào gây nhiễm trùng.

Nguyên nhân gây ngứa ở da bởi các bệnh như: vẩy nến, mày đay, mụn nhọt…do chức năng điều tiết của tuyến mồ hôi gặp trở ngại khi trời lạnh, hạn chế tiết bã làm da trở nên bị khô. Những chất hữu cơ như axit organic được tiết ra ngoài cùng với mồ hôi khi bình thường, chất hữu cơ giúp cho da đàn hồi, da nhờn, chống lại một số loại vi khuẩn như ký sinh trùng, nấm, bụi bẩn…Trong thời tiết lạnh giá, da hạn chế tiết các chất hữu cơ và mồ hôi làm cho da bị nứt nẻ và khô, gây nên tình trạng ngứa kéo dài.

Bệnh ngứa bởi thời tiết không thể chữa vĩnh viễn, chỉ có thể điều trị từng đợt, khi trời ấm lên thì ngứa cũng được thuyên giảm hơn. Chú ý chăm sóc và bảo vệ cơ thể sạch sẽ là biện pháp hạn chế bệnh ngứa điển hình nhất, đặc biệt là những vùng kín, nách, bẹn…Sau khi tắm hãy lâu cơ thể bằng khăn bông mềm và bôi kem dưỡng ẩm cho da thích hợp.

Nếu hiện tượng ngứa kéo dài và dữ dội, bạn cần đến cơ sở y tế, bệnh viện chuyên khoa da liễu để được tư vấn và sử dụng thuốc phù hợp. Không được tự ý gãi mạnh gây nhiễm trùng ở những vùng da bị trầy, xước.

Bệnh chàm hay tái phát ở da

Bệnh chàm ở da hay tái phát

Bệnh chàm là bệnh viêm da cơ địa, đa phần ở những người bị dị ứng hay hen suyễn. Bệnh thường gây khô da chân, tróc vảy…trở nên nghiêm trọng hơn vào mùa đông, khi trời trở lạnh.

Bệnh chàm thường gặp ở trẻ nhỏ trong khoảng từ 2 tháng tuổi đến 2 tuổi, gọi là chàm sữa. Ban đầu biểu hiện là những mụn nước, mảng hồng ban, sẩn, tróc vảy…Vị trí thường gặp là ở hai má, cằm, trán, lan đến cằm, trán, không xuất hiện ở mũi, mắt. Khi tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng có thể lan đến các vùng dưới cánh tay, da đầu, tứ chi, tuy nhiên cùng tã lót cùng cùng nách lại không bị ảnh hưởng.

Cần giữ ấm cho cơ thể, ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, tránh tiếp xúc với hóa chất có trong chất tẩy rửa. Phụ huynh cần cho trẻ uống nhiều nước, vệ sinh cơ thể sạch sẽ, đặc biệt là kỹ vùng mặt, miệng sau khi bú sữa. Cắt móng tay cho trẻ để hạn chế việc gãi làm da bị trầy tróc, tăng nguy cơ nhiễm trùng ở da. Không được tự ý cho trẻ uống thuốc hay bôi thuốc mà không có sự chỉ định của bác sĩ.

Bệnh mày đay thường gặp trong mùa đông

Bệnh mày đay

Là bệnh ngoài da phổ biến ở trẻ em và cả người lớn, biểu hiện là những mảng da nổi làm hồng, cao trên bề mặt da, có kích thước khác nhau và có thể ở bất kỳ vị trí nào trên da. Bệnh có thể tùy lúc nổi lên trong vài phút hoặc vài giờ rồi lặn xuống, theo từng đợt liên tiếp nhau, đối với bệnh mày đay lành tính. Mày đay mãn tính có thể xảy ra kéo dài trên 8 tuần, ở nhiều thể loại và nhiều dạng khác nhau.

Người dễ mắc bệnh là người có cơ địa nhạy cảm, cho nên hãy chú ý bảo vệ cơ thể, đặc biệt là trong thời tiết lạnh giá. Cần giữ ấm cơ thể, hạn chế tiếp xúc với môi trường lạnh, tránh thức ăn gây dị ứng, mặc quần áo và khẩu trang khi tiếp xúc với các hóa chất độc hại.

Nguồn: caodangyduochcm.edu.vn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhận xét

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TP Hồ Chí Minh

Cơ sở Quận Bình Tân: 913/3 Quốc lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân, TPHCM. Điện thoại: 0788.913.913 - 0886.355.355

Cơ sở Bình Thạnh: 37/3 Ngô Tất Tố, phường 21, quận Bình Thạnh, TPHCM. Tư vấn: 028.6295.6295 - 09.6295.6295

SHARE