Botulinum là gì? Vì sao có thể gây ngộ độc nguy hiểm?

Botulinum là gì? Vì sao có thể gây ngộ độc nguy hiểm?

Độc tố botulinum do vi khuẩn Clostridium botulinum tạo ra, là một chất độc rất mạnh. Chỉ cần tiêm tĩnh mạch 0.03 mcg có thể gây tử vong cho người nặng 70kg. Người mắc bệnh thường bị nhiễm độc tố botulinum khi tiêu thụ thực phẩm đóng kín trong hộp không đảm bảo điều kiện bảo quản.

Nguồn gốc độc tố botulinum

Theo bác sĩ, Giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM, Chất độc botulinum toxin là sản phẩm của vi khuẩn Clostridium botulinum (C.botulinum). Đây là một vi khuẩn gram dương kỵ khí, hình que hai đầu tròn, có lông quanh thân và có khả năng di động. C.botulinum có khả năng biến thành dạng nha bào rất chắc chắn trong điều kiện khắc nghiệt, giúp chúng tồn tại ở nhiều môi trường. Do đó, C.botulinum phân bố rộng rãi trong tự nhiên, có thể tìm thấy trong đất, phân động vật tươi hoặc đã ủ, bụi bẩn, nước ao, nước sông hồ, ruột gia súc, và đặc biệt phát triển mạnh trong thực phẩm bị ôi thiu hoặc thịt hộp được bảo quản lâu ngày.

Vi khuẩn C.botulinum không thích oxy và không phát triển ở nơi thông gió tốt. Chúng cũng không sống ở môi trường có độ acid cao (pH <4.6) hoặc nồng độ muối cao (muối >5%). Khi thực phẩm đóng hộp chứa bào tử C.botulinum và không đảm bảo quy trình sản xuất, môi trường kín, thiếu oxy, và thiếu độ mặn và chua, vi khuẩn này có điều kiện để phát triển và tạo ra độc tố botulinum. Điều này có thể xảy ra với nhiều loại thực phẩm, không chỉ thịt hộp, mà còn rau, củ, quả, thịt, hải sản, và gây ra ngộ độc thực phẩm. Tình trạng này thường xuất hiện ở các gia đình và doanh nghiệp thực phẩm nhỏ lẻ không kiểm soát chặt chẽ chất lượng. Trên toàn thế giới, xu hướng ngộ độc đang gia tăng do sử dụng túi hút khí trong bao bì thực phẩm, lưu trữ thực phẩm không đúng cách và không đảm bảo đun chín trước khi tiêu thụ.

Độc tố clostridium botulinum nguy hiểm như thế nào?

Độc tố của C. botulinum là loại độc tố thần kinh, có 7 loại từ A đến G. Loại A và B phổ biến nhất, với khả năng gây tử vong ở liều rất thấp: chỉ 0.03 mcg tiêm tĩnh mạch có thể làm chết người nặng 70kg, và 1kg có thể gây tử vong cho 1 tỷ người.

Người mắc bệnh thường nhiễm độc tố từ thực phẩm, đặc biệt từ thực phẩm đóng hộp có độ acid thấp, như đậu, nô, thịt hộp cá hộp. Trẻ dưới một tuổi cũng có thể bị nhiễm từ mật ong hoặc sữa bột chứa C. botulinum dạng nha bào, khi nha bào phát triển và tạo độc tố trong dạ dày. Độc tố botulinum cũng có thể xâm nhập qua các vết thương, thường xảy ra ở người sử dụng ma túy tiêm chích.

Các triệu chứng khi ngộ độc độc tố botulinum

Độc tố botulinum trong thức ăn không bị phá hủy bởi acid dịch vị và men tiêu hóa. Sau khi vào đường tiêu hóa, nó sẽ hấp thu vào máu, xâm nhập vào tế bào thần kinh và ngăn chặn sự giải phóng chất dẫn truyền thần kinh acetylcholine tại các đầu mút thần kinh tiền sinap. Kết quả là xung động thần kinh bị ngưng trệ, gây triệu chứng liệt vận động. Triệu chứng thường xuất hiện sau 12-36 giờ sau ăn (có thể lên tới 1 tuần sau ăn):

  • Tiêu hóa: Buồn nôn, nôn, chướng bụng, đau bụng, sau đó liệt ruột cơ năng và táo bón.
  • Thần kinh: Liệt đối xứng hai bên, bắt đầu từ vùng đầu mặt và cổ, lan xuống chân. Triệu chứng bao gồm sụp mí, thị lực suy giảm, đau họng, khó nuốt, khó nói, khàn tiếng, và khô miệng. Sau đó, có liệt tay, liệt cơ ở vùng ngực và bụng, và liệt cả hai chân.
  • Phản xạ gân xương giảm hoặc mất, không có rối loạn cảm giác.

Trong trường hợp nặng, người bệnh có thể trải qua sự suy nhược nhanh chóng, từ mệt mỏi và suy nhược cơ thể đến ngừng thở và tử vong do ứ đọng đờm dãi và suy hô hấp.

Làm gì để đề phòng độc tố Botulinum?

Theo các giảng viên tại Cao đẳng Y Dược Hà Nội cho hay, Để đề phòng nguy cơ nhiễm chất độc botulinum toxin:

  • Chọn thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và đáng tin cậy, được công nhận về tiêu chuẩn chất lượng bởi các cơ quan chức năng.
  • Thận trọng với thực phẩm đóng kín có mùi, màu thay đổi hoặc vị khác thường.
  • Ưu tiên ăn thực phẩm mới chế biến và đảm bảo thực phẩm nấu chín hoàn toàn.
  • Nhiệt độ cao sẽ phá hủy độc tố botulinum trong trường hợp thực phẩm bị nhiễm.
  • Xử trí tốt các vết thương ngoài da để tránh nhiễm C. botulinum qua tổn thương da.
  • Tránh cho trẻ sơ sinh tiếp xúc với mật ong, không sử dụng nó để rơ miệng hoặc làm thức ăn cho trẻ, vì có nguy cơ nhiễm độc tố botulinum.

Tổng hợp bởi: https://caodangyduochcm.edu.vn/

Nhận xét

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TP Hồ Chí Minh

Cơ sở Quận Bình Tân: 913/3 Quốc lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân, TPHCM. Điện thoại: 0788.913.913 - 0886.355.355

Cơ sở Bình Thạnh: 37/3 Ngô Tất Tố, phường 21, quận Bình Thạnh, TPHCM. Tư vấn: 028.6295.6295 - 09.6295.6295

SHARE