Tai bị đau nhức bên trong phải làm sao?

Tai bị đau nhức bên trong phải làm sao?

Có rất nhiều nguyên nhân gây đau nhức bên trong tai. Nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách, tình trạng này có thể dẫn đến các hậu quả nguy hiểm. Vậy, làm thế nào để đối phó với đau nhức bên trong tai một cách hiệu quả?

Nguyên nhân khiến tai bị đau nhức bên trong

Nhiễm trùng

Theo bác sĩ, Giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM, nguyên nhân phổ biến của đau nhức bên trong tai là nhiễm virus hoặc vi khuẩn, gây ra viêm tai giữa hoặc viêm tai trong. Viêm tai giữa thường xuất phát từ các bệnh lý nhiễm trùng tai mũi họng, như cảm cúm hoặc dị ứng làm tắc nghẽn và sưng tấy đường tai mũi họng. Viêm tai trong có thể gây rối loạn chức năng thăng bằng, tai chảy mủ hoặc có dịch…

Lấy ráy tai không đúng cách

Ráy tai là sự kết hợp của chất nhờn tiết từ tai với bụi bẩn, vi khuẩn hoặc các tác nhân khác. Khi ráy tai tích tụ và khô lại thành cục lớn, có thể gây đau nhức bên trong tai và cảm giác ù tai hoặc giảm thính lực. Tình trạng này càng trở nên nghiêm trọng nếu lấy ráy tai một cách quá mạnh, vì điều này có thể đẩy ráy tai sâu hơn vào tai.

Thủng màng nhĩ

Người bị thủng màng nhĩ thường trải qua đau nhói bên trong tai, đau đầu, ù tai, và trong trường hợp nặng hơn, có thể gặp suy giảm thính lực hoặc mất thính lực. Nguyên nhân thủng màng nhĩ có thể là do ngoáy tai quá sâu, viêm tai giữa không được điều trị đúng cách hoặc do tiếp xúc với âm thanh quá lớn. Nếu có các triệu chứng trên, cần thăm bác sĩ để được kiểm tra và điều trị kịp thời.

Khối u trong tai

Khối u trong tai có thể gây áp xe và ảnh hưởng đến cấu trúc tai, gây đau nhói. Nếu không được điều trị đúng cách, khối u trong tai có thể dẫn đến nhiễm trùng nặng hơn, gây áp xe não, viêm màng não… Khối u tai cũng có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm, vì vậy quan trọng là đến bác sĩ sớm để được chẩn đoán và điều trị.

Áp xe răng

Áp xe răng, hay ổ mủ bên trong răng, nướu hoặc xương giữ răng, có thể gây đau răng, đau đầu và đau bên trong tai. Các triệu chứng khác bao gồm sưng mặt, răng lung lay, nhạy cảm với thức ăn nóng và lạnh, hơi thở khó chịu. Nếu nhiễm trùng nặng, có thể gây sốt, mệt mỏi, khó nuốt hoặc khó thở.

Nguyên nhân khác

Theo các giảng viên tại Cao đẳng Y Dược Hà Nội cho hay, Ngoài các nguyên nhân đã nêu, đau nhức bên trong tai cũng có thể xuất phát từ viêm mũi dị ứng, viêm xoang, đau họng, viêm amidan và các tình trạng khác. Viêm mũi dị ứng có thể đi kèm với sốt, ho, hắt hơi và gây đau nhói trong tai. Viêm xoang xảy ra khi các xoang nhiễm trùng, ảnh hưởng đến tai-mũi-họng, có thể gây đau nhức bên trong tai và choáng váng. Đau họng có thể kèm theo sưng hạch ở cổ, khản tiếng, mất tiếng và đau nhói tai. Viêm amidan có thể làm amidan sưng lên, đau buốt khi nuốt, và gây sốt cao.

Tai bị đau nhức bên trong phải làm sao?

  • Đau nhức bên trong tai gây khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Dưới đây là một số biện pháp giảm đau nhức tai tại nhà:
  • Uống nhiều nước gúp cơ tai chuyển động nhẹ nhàng và giảm triệu chứng đau nhức. Ngậm một ngụm nước nhỏ và nuốt từ từ có thể giúp giảm đau trong tai.
  • Sử dụng túi chườm ấm để nhẹ nhàng chườm quanh vùng tai đau. Lặp lại thường xuyên để đạt được hiệu quả tốt.
  • Nhai kẹo cao su Có thể giảm đau và áp lực ở tai, đặc biệt trong trường hợp đau tai do thay đổi áp suất không khí.
  • Dựa thẳng lưng thay vì nằm có thể giảm áp lực trong tai và cải thiện tình trạng đau nhức.
  • Sử dụng thuốc giảm đau Paracetamol, Ibuprofen là các loại thuốc có thể giúp giảm đau. Tuy nhiên, nên thảo luận với nhân viên y tế trước khi sử dụng để tránh tác dụng phụ không mong muốn.

Lưu ý không thực hiện những hành động sau:

  • Không tự lấy dị vật trong tai
  • Không tự điều trị bằng cồn, oxy già hoặc thuốc nhỏ vào tai
  • Không vỗ mạnh vào tai

Cách phòng ngừa đau nhức bên trong tai

  • Sau khi tắm hoặc bơi lội, nghiêng tai để nước chảy ra và sử dụng tăm bông nhẹ nhàng để thấm khô nước.
  • Tránh áp lực quá lớn, đặc biệt là khi đi lặn, bơi lội, hoặc ở nơi có gió mạnh.
  • Thực hiện nhẹ nhàng và đúng cách, hoặc tới cơ sở lấy ráy chuyên nghiệp để tránh tổn thương tai.
  • Điều trị bệnh lý viêm nhiễm Để ngăn chặn biến chứng lâu dài.
  • Nếu có ngứa tai kéo dài, tai có mùi, đau hoặc giảm thính lực, đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.
  • Ăn nhiều rau củ quả, hạn chế đồ cay nóng và thực phẩm quá cứng. Nhai kỹ và ăn chậm để luyện cơ hàm.

Tóm lại, việc điều trị với đau nhức tai đòi hỏi sự chú ý và chăm sóc đều đặn. Nếu triệu chứng kéo dài, đặc biệt có các dấu hiệu lo lắng, việc thăm khám y tế là quan trọng để đảm bảo điều trị hiệu quả.

Tổng hợp bởi: https://caodangyduochcm.edu.vn/

Nhận xét

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TP Hồ Chí Minh

Cơ sở Quận Bình Tân: 913/3 Quốc lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân, TPHCM. Điện thoại: 0788.913.913 - 0886.355.355

Cơ sở Bình Thạnh: 37/3 Ngô Tất Tố, phường 21, quận Bình Thạnh, TPHCM. Tư vấn: 028.6295.6295 - 09.6295.6295

SHARE