Điều dưỡng viên đang gánh chịu những nỗi áp lực như thế...

Điều dưỡng viên đang gánh chịu những nỗi áp lực như thế nào?

Đa phần Điều dưỡng viên hiện nay đều có những áp lực rất lớn phải đối mặt trong khi thực hiện nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân của mình.

Theo những trang tin tức ngành y tế đã đưa tin, những Điều dưỡng viên hiện nay, đặc biệt là khi làm tại khoa cấp cứu của bệnh viện có rất nhiều người đều chịu những áp lực nặng và thậm chí stress bởi công việc có sức ép quá lớn mà họ đang từng ngày trải qua.

Điều dưỡng viên đang gánh chịu những nỗi áp lực như thế nào?

Những áp lực do áp lực công việc

Công việc của người Điều dưỡng viên hàng ngày phải chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho rất nhiều bệnh nhân, chưa kể thường xuyên có những lúc bệnh viện trong tình trạng quá tải bệnh nhân, những người cán bộ y tế phải “chạy” mới có thể đáp ứng được những yêu cầu và đòi hỏi liên tục của bệnh nhân. Không lúc nào người Điều dưỡng viên có thể có được giây phút rảnh rỗi để thư giãn hay nghỉ ngơi, sẽ luôn có những người bệnh nhân cần sự trợ giúp của họ, đôi lúc đang làm việc nào dở  hay đang ăn vội bữa cơm mà có ca cấp cứu, họ cũng phải ngay lập tức bỏ xuống tất cả để có mặt tại phòng cấp cứu hỗ trợ bác sĩ cứu người.

Một trong những lo ngại của Điều dưỡng viên khi làm việc là người bệnh không chịu hợp tác với mình. Môi trường bệnh viện luôn đa dạng nhiều loại người với những tính cách khác nhau. Không phải ai cũng lịch sự và biết lý lẽ để hợp tác trị bệnh cùng cán bộ y tế để trị bệnh. Bên cạnh đó, còn có những mối nguy hiểm từ nguy cơ lây nhiễm những mầm bệnh từ bệnh nhân hay từ quá trình làm việc cùng những hóa chất. Ngoài ra, nguy cơ bị hành hung, bạo hành bởi người nhà bệnh nhân luôn cao ở những người Điều dưỡng viên.

Những áp lực do công việc

Lời tâm sự của bạn Thanh Nhàn, tốt nghiệp Cao đẳng Điều dưỡng và thực tập tại bệnh viện trong nghẹn ngào: Thời kỳ thực tập sinh luôn khó khăn với sinh viên chúng mình, luôn bận rộn làm việc nhưng vẫn không hết việc, mệt mỏi cùng áp lực luôn khiến mình gần như là kiệt sức mỗi lúc xong việc. Mình còn chứng kiến nhiều vụ bạo hành nhân viên y tế của người nhà bệnh nhân, chỉ vì người Điều dưỡng viên đó không thực hiện theo những yêu cầu vô lý họ đặt ra.

Nhiều nỗi ám ảnh khác trong nghề Điều dưỡng viên

Lời tâm sự của một bạn Điều dưỡng đang theo học Văn bằng 2 Cao đẳng Dược chia sẻ trong một lần làm việc chăm sóc một bệnh nhân bị bệnh hoại tử, một bên chân bị hoại tử và có luôn bốc mùi hôi thối nồng nặc, thậm chí người thân của bệnh nhân còn không dám đến gần, mọi công việc chăm sóc người ấy đều do người Điều dưỡng viên là mình làm, hàng ngày phải lau chùi, vệ sinh cho bệnh nhân, nỗi ám ảnh vẫn dai dẳng trong mỗi bữa cơm của mình một thời gian dài.

Những nỗi ám ảnh trong nghề Điều dưỡng

Người Điều dưỡng viên phải làm vô vàn công việc hàng ngày, thế nhưng vẫn luôn bị đồng nghiệp của mình không xem trọng, bởi quan niệm Điều dưỡng là “chân sai vặt” của bác sĩ, mặc khác bị xem thường bởi Điều dưỡng luôn phải làm những việc không được sạch sẽ khi chăm sóc những bệnh nhân không tự giải quyết được nhu cầu cá nhân của mình. Nhưng công việc của họ là như thế, ai có thể hiểu được công việc họ phải làm và chịu đựng ?

Hiện nay, tình trạng Điều dưỡng viên chịu nhiều áp lực, stress vẫn luôn tăng cao. Họ có những lời than phiền rằng sau khi làm xong công việc luôn bị đau đầu hay chóng mặt, về nhà lại không ngủ đủ giấc…sức ép quá lớn khiến rất nhiều Điều dưỡng viên có nhiều người đã nghỉ việc và tìm công việc khác nhẹ nhàng hơn.

Chúng ta cần có cái nhìn khác hơn về vai trò của người Điều dưỡng, cần công bằng với những người đang hàng ngày hy sinh thời gian và sức lực của mình để cống hiến cho nền y tế, để ra sức làm việc, mong muốn giúp ích nhiều bệnh nhân, để giảm nhẹ bớt những gánh nặng đang ngày càng tăng trên đôi vai người Điều dưỡng viên.

Nguồn: caodangyduochcm.edu.vn

Nhận xét

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TP Hồ Chí Minh

Cơ sở Quận Bình Tân: 913/3 Quốc lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân, TPHCM. Điện thoại: 0788.913.913 - 0886.355.355

Cơ sở Bình Thạnh: 37/3 Ngô Tất Tố, phường 21, quận Bình Thạnh, TPHCM. Tư vấn: 028.6295.6295 - 09.6295.6295

SHARE