Một số giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực hiện...

Một số giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực hiện nay

Số lượng người trong độ tuổi lao động ở nước ta hiện nay rất cao nhưng chất lượng và cơ cấu còn thấp và nhiều bất cập, cần sớm đưa ra những giải pháp hợp lý để giải quyết.

Những giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực hiện nay

Thực trạng nguồn nhân lực nước ta hiện nay

Trung bình mỗi năm đều có khoảng 1 – 1,3 triệu thanh niên bước vào độ tuổi lao động, nhưng theo báo cáo của các cơ quan chức trách thực hiện, số lượng nhân lực qua đào tạo tăng lên nhưng chủ yếu là đào tạo ngắn hạn, kiến thức cùng chuyên môn chưa được đảm bảo, rất thiếu nguồn nhân lực có trình độ tay nghề cao, công nhân kỹ thuật cao.
Thực tế cho thấy số lượng người học tại các cơ sở dạy nghề chiếm số lượng rất ít, chất lượng đào tạo không được đảm bảo, nhiều ngành nghề không thể đáp ứng được những yêu cầu của xã hội, gây ra sự lãng phí thời gian và tiền bạc, đầu tư của người dân và xã hội cho giáo dục,  mất cơ hội nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Theo báo cáo của các chuyên gia nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ lao động phổ thông không có chuyên môn kỹ thuật chiếm 81,6% tổng số lao động. Nguồn nhân lực không đáp ứng được yêu cầu của CNH-HĐH đất nước, hội nhập quốc tế.
Lao động ở nước ta vẫn thiếu các kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng phát hiện và giải quyết vấn đề, ngoại ngữ yếu kém, thiếu hiểu biết về pháp luật, thiếu ý thức trách nhiệm trong công việc, tùy tiện, chậm thích nghi với môi trường mới…

Nhiều công ty không muốn nhận sinh viên, học nghề mới ra trường khiến cho tỷ lệ người lao động qua đào tạo có trình độ từ cử nhân trở lên không có việc làm, hoặc nghề trái với ngành học ngày càng cao. Theo nghiên cứu những năm gần đây, có khoảng 80% cử nhân tốt nghiệp mới ra trường không làm đúng ngành học, khoảng 60-70% sinh viên tốt nghiệp không tìm được việc làm ngay và những con số  này không có chiều hướng suy giảm.

Thực trạng nguồn nhân lực nước ta hiện nay

Nguyên nhân của yếu kém, bất cập

Mặc dù số lượng lao động trẻ gia nhập thị trường lao động hằng năm ở mức cao nhưng công tác đào tạo còn nhiều yếu kém dẫn đến chất lượng nguồn nhân lực vẫn không được cải thiện, nhiều nghề xã hội có nhu cầu nhưng ít người học. Tỷ lệ thất nghiệp của lao động ở các bậc Đại học, Cao đẳng vẫn tiếp tục có chiều hướng gia tăng và tỷ lệ lao động có chuyên môn kỹ thuật đáp ứng được yêu cầu của xã hội thấp. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên:

  • Các dự báo về nhu cầu nguồn nhân lực chưa sát với nhu cầu nhân lực ở từng ngành, lĩnh vực, giữa địa phương và các khu kinh tế, công tác quy hoạch, xây dựng và phát triển giáo dục, đào tạo còn thiếu tính khoa học.
  • Đội ngũ các giảng viên, giáo viên còn kém về mặt chuyên môn, các cơ sở vật chất còn rất hạn chế, không theo kịp yêu cầu thực tế, các trường đào tạo vẫn dạy theo chương trình cũ chưa cập nhật kiến thức mới, nên không đáp ứng được những yêu cầu của nhà tuyển dụng.
  • Nhiều trường Đại học, Cao đẳng đào tạo vẫn chưa đổi mới, số lượng bài vở lý thuyết quá nhiều trong khi thực hành chưa được đẩy mạnh, vẫn chưa bám sát vào thực hành, những kiến thức hàn lâm vẫn tồn tại trong thời gian dài, khó thay đổi.
  • Cơ chế và cơ quan chuyên trách kiểm định chất lượng đào tạo, cấp giấy phép hành nghề còn chưa được đảm bảo, làm cho thị trường lao động thiếu lành mạnh và khó kiểm soát được chất lượng.
  • Các chính sách tài chính phục vụ thúc đẩy trong việc đào tạo lạc hậu, lãng phí, ít hiệu quả, không tạo được sự cạnh tranh lành mạnh để thúc đẩy các cơ sở đào tạo phải đổi mới cơ chế toàn diện, mạnh mẽ để đáp ứng yêu cầu và nhu cầu của xã hội.

 Giải pháp nâng cao hiệu quả nguồn nhân lực nguồn lao động

Những giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Những yếu kém và bất cập trong đào tạo dẫn đến tỷ lệ nguồn nhân lực được qua đào tạo nghề vẫn còn thấp, chất lượng không bảo đảm, sinh viên ra trường thất nghiệp tràn lan, cần có những giải pháp thiết thực:

  • Điều chỉnh kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội phù hợp với chiến lược phát triển đất nước, phát triển nguồn nhân lực theo hướng giảm dần lao động không có bằng chuyên môn  tham gia trong nền kinh tế, điều chỉnh chiến lược và sách lược đào tạo nghề, thực hiện xây dựng lại cơ cấu giáo dục nghề nghiệp
  • Xây dựng đội ngũ các giảng viên, giáo viên đạt chuẩn quốc gia, tạo điều kiện cho giáo viên có cơ hội được trải nghiệm thực tế, thu hút người giỏi có tay nghề cao tham gia công tác dạy nghề, sắp xếp lại đội ngũ giảng viên, giáo viên không đáp ứng yêu cầu giảng dạy
  • Thay đổi chính sách đầu tư cho công tác dạy nghề, cơ chế khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào đào tạo nghề, hỗ trợ công tác giáo dục nghề nghiệp theo hướng khuyến khích người học, đổi mới chính sách tiền lương, chế độ bảo hiểm nâng cao cho các ngành lao động nặng nhọc, những công nhân có tay nghề cao
  • Thực hiện khuyến khích, bắt buộc các công ty, doanh nghiệp phối hợp với việc đào tạo, tham gia xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng và năng lực nghề, mở rộng hình thức đào tạo nghề trong các doanh nghiệp.

Nguồn nhân lực đối với sự phát triển nền kinh tế đất nước rất quan trọng, đặc biệt là nguồn nhân lực có trình độ cao, đáp ứng sự phát triển ngày càng cao của xã hội, cần có những biện pháp thiết thực, hữu ích để ngăn chặn những nguyên nhân gây trở ngại trong đào tạo và chủ trương thực hiện những biện pháp mới trong đào tạo góp phần cung cấp nguồn lực chất lượng cao cho sự phát triển đi lên CNH – HĐH đất nước.

Nguồn: caodangyduochcm.edu.vn

Nhận xét

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TP Hồ Chí Minh

Cơ sở Quận Bình Tân: 913/3 Quốc lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân, TPHCM. Điện thoại: 0788.913.913 - 0886.355.355

Cơ sở Bình Thạnh: 37/3 Ngô Tất Tố, phường 21, quận Bình Thạnh, TPHCM. Tư vấn: 028.6295.6295 - 09.6295.6295

SHARE