Người ngành Y cần nhẫn nhịn để không trở thành “công dã...

Người ngành Y cần nhẫn nhịn để không trở thành “công dã tràng”

Trở thành người trong ngành Y đã rất khó nhưng để tồn tại được với nghề lại càng khó khăn hơn nữa, đòi hỏi họ phải cần nhẫn nhịn và chịu đựng để được thành công.

Người ngành Y cần nhẫn nhịn để không trở thành “công dã tràng”

Phải thật kiên trì để có thể theo nghề Y

Có lẽ khoảng thời gian học ngành Y là kéo dài nhất so với các ngành học khác trong xã hội, trải qua thời gian “đằng đẵng” ít nhất 6 năm “khổ luyện” học tập vất vả để có thể tốt nghiệp. Chỉ có người trong cuộc mới thấu hiểu được những nỗi nhọc nhằn ấy, những buổi thực hành liên miên, những ngày thi liên tiếp, kiến thức chuyên ngành lại khá hàn lâm và khó hiểu. Những nỗi áp lực mà chỉ có người thực sự có lòng đam mê với ngành Y mới có thể kiên trì và đi đến cùng trên con đường mình đã lựa chọn.

Bạn Hạnh Tâm, sinh viên năm cuối Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tâm sự: Người học ngành Y luôn không thiếu những nỗi khổ cực cùng những giọt nước mắt thầm lặng, vì những cố gắng mình đã đạt được, con đường phía trước còn xa, nếu không tiếp tục cố gắng, kiên trì thì tất cả những gì mình đã nỗ lực trước đó đều sẽ trở thành “công dã tràng”. Tốt nghiệp được ngành Y là quả ngọt lớn đầu tiên người ngành Y đạt được sau nhiều năm kiên trì. Thế nhưng đó không phải là điểm dừng, bạn phải tiếp tục cố gắng trong quá trình thực tập, trao dồi và học tập thêm nữa trong vòng từ 2 – 3 năm để có thể chính thức trở thành người bác sĩ chữa trị.

Muốn làm nghề Y cần nhẫn nhịn

Muốn làm nghề Y phải cần nhẫn nhịn

Bác sĩ Thanh Huệ đang giảng dạy Văn bằng 2 Cao đẳng Dược TPHCM chia sẻ: Mỗi ngày với một “núi” công việc khổng lồ cần người bác sĩ phải thực hiện, phải khám bệnh liên tục, còn phải đi thăm bệnh, chen chúc đi lại với bệnh nhân ngoài hành lang, không khí làm việc trong bệnh viện lại ồn ào, bệnh nhân chen lấn…tất cả tạo nên một không gian hỗn độn trong bệnh viện, để không phải nổi cáu, người nhân viên y tế phải nhẫn nhịn, điều chỉnh lại cảm xúc của mình để tiếp tục với danh sách bệnh nhân khám bệnh dài đang chờ.

Đôi lúc bệnh nhân cò người đã xảy ra tranh chấp chỉ vì phải chờ đợi lâu hay tranh giành chỗ ngời chờ, làm cho bệnh viện đã ồn ào lại càng thêm ồn ào. Người nhân viên ngành Y phải luôn kiên trì, bình tĩnh để giải quyết những rắc rối ấy, duy trì không khí diễn ra êm đẹp. Tuy nhiên, không phải người bệnh nhân nào cũng biết điều và ngừng tranh chấp, có người còn mắng lại cả người cán bộ y tế, những lúc ấy người cán bộ cần phải nhẫn nhịn, giữ được sự bình tĩnh của mình nếu không sẽ có những hối hận về sau.

Không chỉ bác sĩ mà những người nhân viên ngành Y, những người Điều dưỡng viên hàng ngày chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân phải luôn duy trì sự bình tĩnh và chuyên nghiệp của mình. Là người tiếp xúc gần nhất với bệnh nhân, họ phải luôn kiên trì, nhẫn nhịn giải quyết những rắc rối mà công việc gặp phải. Không chỉ làm công việc chuyên môn mà còn phải giả quyết những vấn đề “lông gà củ tỏi” lặt vặt mà diễn ra hàng ngày của bệnh nhân. Họ cũng không được cãi lại bệnh nhân nếu không sẽ bị “mang tiếng” trong nghề. Dư luận xã hội cũng cần cảm thông hơn nữa với công việc của người làm nghề Y để họ luôn cố gắng cống hiến hết mình với nghề.

Nguồn: caodangyduochcm.edu.vn

 

Nhận xét

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TP Hồ Chí Minh

Cơ sở Quận Bình Tân: 913/3 Quốc lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân, TPHCM. Điện thoại: 0788.913.913 - 0886.355.355

Cơ sở Bình Thạnh: 37/3 Ngô Tất Tố, phường 21, quận Bình Thạnh, TPHCM. Tư vấn: 028.6295.6295 - 09.6295.6295

SHARE