Nấm tai, một bệnh lý tai mũi họng thường gặp ở mọi lứa tuổi, có các triệu chứng như ngứa ngáy, đau ù tai, giảm khả năng nghe. Mặc dù không nguy hiểm cho tính mạng, nhưng cần chú ý và không chủ quan. Khi có dấu hiệu lạ, cần tới bác sĩ để chẩn đoán và điều trị kịp thời.
- Nicee – Hỗ trợ dễ ngủ, ngủ ngon giấc và những lưu ý khi sử dụng
- Xanax hoạt động như thế nào đối với chứng lo âu?
- Bạn đã biết về thuốc ức chế miễn dịch Sirolimus chưa?

Bệnh nấm tai là gì, đối tượng nào dễ bị nấm tai?
Theo bác sĩ, Giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM, Nấm tai là tình trạng nhiễm nấm ở ống tai ngoài, thường xuất hiện phổ biến ở vùng khí hậu nhiệt đới ẩm như Việt Nam. Thời tiết ẩm ấm ở đây tạo điều kiện lý tưởng cho sự phát triển của các loại nấm ký sinh trên cơ thể, bao gồm cả nấm ký sinh trong tai. Tuy nhiên, không phải ai cũng mắc bệnh này, những đối tượng sau có nguy cơ cao hơn:
- Người thường xuyên bơi lội tại các dịch vụ công cộng, sông ngòi, kênh rạch… có nguy cơ cao mắc bệnh nấm tai do nước bẩn vào tai và không được làm khô và vệ sinh cẩn thận, tạo điều kiện tốt cho sự phát triển của nấm trong tai.
- Người thường xuyên đi lấy ráy tai tại các tiệm cắt tóc, tiệm gội đầu cũng dễ mắc bệnh này vì các dụng cụ lấy ráy tai thường không được vệ sinh đúng cách, có thể gây lây lan mầm bệnh từ người bị nấm sang người lành thông qua việc sử dụng chung dụng cụ.
- Phụ nữ mắc bệnh nấm âm đạo và không điều trị triệt hạ bệnh cũng có nguy cơ mắc bệnh nấm tai.
Nguyên nhân gây bệnh nấm tai là gì?
Như đã đề cập, nấm tai là một tình trạng nhiễm trùng gây ra bởi vi nấm, thường phát triển mạnh vào mùa hè do việc vệ sinh tai không đủ sạch sẽ. Tổn thương tại tai thường nằm ở vị trí ống tai ngoài hoặc vành tai.
Có nhiều loại nấm khác nhau có thể gây nhiễm trùng, nhưng nấm Aspergillus và nấm Candida thường là nguyên nhân chính gây bệnh nấm tai.
- Nấm do Candida thường xuất hiện dưới dạng mảnh vụn màu trắng và thường được quan sát rõ hơn dưới kính hiển vi.
- Nấm do Aspergillus thường có nhiều cụm nút ẩm với hạt màu đen lấm tấm trên bề mặt.
Con người thường tiếp xúc với nấm hàng ngày trong môi trường xung quanh, và hệ miễn dịch cơ thể thường kiểm soát chúng mà không gây ra vấn đề gì cho sức khỏe. Tuy nhiên, người có hệ thống miễn dịch suy yếu (như bệnh nhân đái tháo đường hoặc sử dụng lâu dài các loại thuốc kháng viêm corticoid) và những người thường xuyên tham gia các môn thể thao dưới nước có nguy cơ cao hơn mắc bệnh nấm tai.
Triệu chứng của bệnh nấm tai là gì?
Triệu chứng của bệnh nấm tai thường xuất hiện ở một bên tai, nhưng cũng có trường hợp xảy ra ở cả hai tai. Dưới đây là một số triệu chứng cụ thể:
- Ngứa tai: Đây là triệu chứng phổ biến nhất của bệnh, và ngứa có thể tăng dần khiến người bệnh phải gặi tai liên tục.
- Ù tai: Người bệnh có thể cảm thấy như có tiếng gió thổi ù ù trong tai.
- Khả năng nghe kém: Người bệnh có thể trải qua sự suy giảm trong khả năng nghe, đặc biệt khi cả hai tai bị ảnh hưởng.
- Đau âm ỉ ở tai: Triệu chứng này có thể tăng lên sau 1-2 ngày và gây ra cảm giác đau âm ỉ ở tai. Khi nhiễm trùng nặng, mức độ đau có thể tăng lên khi nhai hoặc khi ngáp.
- Cảm giác căng đầy: Người bệnh có thể cảm thấy tai căng đầy, căng tức bên trong tai.
- Đỏ vùng da ống tai ngoài: Vùng da quanh ống tai ngoài có thể trở nên đỏ hoặc viêm nhiễm.
- Chảy dịch tai: Một số trường hợp có thể đi kèm với hiện tượng chảy dịch từ tai ra ngoài, dịch có thể có màu trắng, vàng hoặc màu nâu bẩn.
Điều trị nấm tai như thế nào?
Theo các giảng viên tại Cao đẳng Y Dược Hà Nội cho hay, Để điều trị nấm tai, có một số phương pháp thường được áp dụng:
- Vệ sinh tai thật sạch sẽ: Loại bỏ nấm ở ống tai ngoài và sau đó rửa tai bằng dung dịch cồn boric 3% (đối với trường hợp màng nhĩ không bị thủng). Sau đó, lau tai bằng cồn boric 3% hoặc sử dụng thuốc nhỏ tai chứa chất kháng nấm như Clotrimazole trong khoảng 1 đến 2 tuần, vì nấm tai thường dễ tái phát.
- Sử dụng thuốc kháng nấm đường uống (như Itraconazole): Trong một số trường hợp nếu nhiễm nấm tai mức độ nặng hoặc bác sĩ xác định rằng việc điều trị tại chỗ không hiệu quả, có thể cần sử dụng thuốc kháng nấm đường uống.
- Thuốc giảm đau: Để giảm đau tai, bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau như Ibuprofen hoặc Paracetamol nếu bệnh nhân bị đau tai nhiều.
- Chỉ định kem bôi kháng nấm: Đối với nấm xuất hiện ở tai ngoài, có thể sử dụng kem bôi chứa chất kháng nấm để điều trị.
Tổng hợp bởi: https://caodangyduochcm.edu.vn/
Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TP Hồ Chí Minh
Cơ sở Quận Bình Tân: 913/3 Quốc lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân, TPHCM. Điện thoại: 0788.913.913 - 0886.355.355
Cơ sở Bình Thạnh: 37/3 Ngô Tất Tố, phường 21, quận Bình Thạnh, TPHCM. Tư vấn: 028.6295.6295 - 09.6295.6295