Nhược thị là gì? Nguyên nhân và những ảnh hưởng của nhược...

Nhược thị là gì? Nguyên nhân và những ảnh hưởng của nhược thị

Nhược thị là tình trạng thị lực kém do phát triển thị giác không hoàn thiện, dẫn đến suy giảm chức năng của mắt. Thường chỉ xảy ra ở một bên mắt. Vậy nguyên nhân và tác động của nhược thị đối với chất lượng cuộc sống ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Nhược thị là gì?

Theo bác sĩ, Giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM, Bệnh nhược thị mắt có hai loại: nhược thị chức năng và nhược thị thực thể. Nhược thị chức năng là tình trạng thị lực mắt có thể cải thiện sau điều trị và phục hồi chức năng ban đầu. Trong khi đó, nhược thị thực thể là tình trạng mắt không thể phục hồi hoàn toàn về tình trạng bình thường. Nếu không được điều trị kịp thời, nhược thị có thể dẫn đến mất thị lực vĩnh viễn.

Nguyên nhân gây ra nhược thị

Nhược thị ở trẻ có thể phát triển từ nhiều vấn đề khác nhau về thị giác. Dưới đây là một số nguyên nhân gây ra nhược thị ở trẻ:

  • Lác mắt: Đây là tình trạng một mắt tập trung nhìn thẳng về phía trước, trong khi mắt còn lại di chuyển vào trong, ra ngoài, lên trên, xuống dưới. Để tránh hiện tượng song thị (sự nhìn của cả hai mắt tập trung vào một điểm), não của trẻ có thể bỏ qua hình ảnh từ mắt không tập trung nhìn thẳng. Tuy nhiên, điều này có thể ảnh hưởng đến phát triển thị giác bình thường.
  • Tật khúc xạ: Một đứa trẻ có thể mắc tật khúc xạ ở hai mắt với mức độ không đồng đều. Mắt bị tật khúc xạ nặng hơn có thể thấy mờ hơn so với mắt còn lại, và điều này có thể ảnh hưởng đến phát triển thị giác của mắt đó.
  • Tác nhân gây mất thị giác: Một số trẻ có thể được sinh ra với các vấn đề bệnh lý gây làm đục các thành phần trong mắt, chẳng hạn như giác mạc, thủy tinh thể, dịch kính, hoặc sụp mi. Những vấn đề này có thể làm cản trở quá trình phát triển thị giác của mắt.

 Triệu chứng của nhược thị

Việc nhận biết các triệu chứng của nhược thị là quan trọng để phát hiện bệnh sớm và cải thiện khả năng điều trị. Dưới đây là một số biểu hiện thường gặp của nhược thị:

  • Mắt lác: Mắt lác thường được coi là biểu hiện dễ thấy nhất của nhược thị. Mắt không tập trung vào một điểm gần, trong khi mắt còn lại di chuyển theo hướng khác.
  • Nhoe mắt, mỏi mắt, có tật nháy mắt: Trẻ có thể phàn nàn về mắt nhòe hoặc mệt mỏi sau khi thực hiện công việc gắn liền với thị giác. Tật nháy mắt có thể xuất hiện khi trẻ cố gắng tập trung mắt vào một điểm.
  • Mắt nhìn lệch: Trẻ có thể có khó khăn trong việc duy trì sự tập trung của cả hai mắt để nhìn thẳng. Khi nhìn, họ có thể cần nghiêng đầu hoặc nhìn không thẳng.

Ảnh hưởng của nhược thị

Theo các giảng viên tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho hay, Không chỉ tác động đến vẻ ngoại hình, mà nhược thị còn có thể gây trở ngại trong công việc và cuộc sống hàng ngày, mang theo nhiều hậu quả nghiêm trọng. Khi một trong hai mắt trở nên không hoạt động, thì sức mạnh của thị giác hai mắt sẽ bị suy giảm, và mất khả năng nhận biết hình ảnh bằng cả hai mắt. Nhược thị ở một mắt có thể làm mất mắt dự phòng trong trường hợp mắc phải bệnh tật hoặc chấn thương.

Ngoài ra, khi chỉ sử dụng một mắt để nhìn, khả năng thị lực, sự tương phản và khả năng cảm nhận chiều sâu đều sẽ bị giảm sút so với việc sử dụng cả hai mắt. Nếu tình trạng nhược thị được phát hiện quá muộn, thì việc điều trị trở nên khó khăn hơn và có thể gây tổn thương lâu dài cho mắt, thậm chí gây ra tình trạng mù lòa.

Điều trị nhược thị

Để điều trị tình trạng nhược thị, bác sĩ cần tiến hành kiểm tra và xác định chính xác nguyên nhân gây ra bệnh, chẳng hạn như cataract, cận thị, hoặc viễn thị. Sau đó, họ sẽ lập phác đồ điều trị và tạo sự hợp tác giữa gia đình và bác sĩ để đảm bảo rằng quá trình điều trị mang lại kết quả tốt.

Trong một số trường hợp, phẫu thuật có thể được đề xuất để loại bỏ các yếu tố gây ra nhược thị, chẳng hạn như đục giác mạc, loét giác mạc, đục thủy tinh thể, hoặc sụp mí. Sau đó, quá trình điều trị nhược thị sẽ được thực hiện theo một phác đồ tiêu chuẩn gồm các bước sau:

  • Giai đoạn 1 – Chỉnh quang: Trẻ sẽ được đeo kính để tối ưu hóa thị lực. Có thể sử dụng các loại kính như kính gọng, kính tiếp xúc, hoặc kính nội nhãn để điều trị tình trạng khúc xạ mắt của trẻ.
  • Giai đoạn 2 – Gia phạt và kích thích thị giác: Các phương pháp khác nhau sẽ được áp dụng để làm cho mắt không nhược thị trở nên mờ hơn. Trong giai đoạn này, trẻ sẽ được kích thích thị giác của mắt bị nhược thị thông qua các bài tập hoặc các hoạt động khác nhau, như vẽ tranh, tô màu, hoặc nhặt hạt.
  • Giai đoạn 3 – Chỉnh lác (nếu cần thiết): Nếu cần, sẽ thực hiện chỉnh lác bằng cách sử dụng bài tập thị giác, lăng kính, hoặc phẫu thuật. Giai đoạn 2 và 3 có thể được điều chỉnh tùy theo tình trạng cụ thể của từng trường hợp.
  • Giai đoạn 4 – Hoàn thiện chức năng thị giác hai mắt: Trẻ sẽ được theo dõi và được cung cấp các bài tập thị giác để hồi phục các khía cạnh còn lại của thị giác hai mắt. Mục tiêu là đảm bảo rằng trẻ có khả năng nhìn giống như một đứa trẻ phát triển mắt bình thường.

Nguồn: caodangyduochcm.edu.vn tổng hợp

Nhận xét

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TP Hồ Chí Minh

Cơ sở Quận Bình Tân: 913/3 Quốc lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân, TPHCM. Điện thoại: 0788.913.913 - 0886.355.355

Cơ sở Bình Thạnh: 37/3 Ngô Tất Tố, phường 21, quận Bình Thạnh, TPHCM. Tư vấn: 028.6295.6295 - 09.6295.6295

SHARE